Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài với mục tiêu nhằm nghiên cứu biến động cấu trúc và chất lượng rừng trồng sa mộc theo tuổi tại huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Qua phân tích kết quả cho thấy cả đường kính ngang ngực và chiều cao của cây rừng đều tăng theo tuổi, đường kính trung bình của các cấp tuổi lần lượt là 8,73 cm, 16,75 cm và 23,40 cm. Sự khác biệt về đường kính và chiều cao giữa các cấp tuổi là rất rõ rệt, bởi lẽ Sig của mô hình tuyến tính hỗn hợp đều nhỏ hơn 0,05. | Lâm học NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG CẤU TRÚC VÀ CHẤT LƯỢNG RỪNG TRỒNG SA MỘC THEO TUỔI TẠI HUYỆN SI MA CAI, TỈNH LÀO CAI Dương Văn Huy1, Bùi Mạnh Hưng2 1,2 Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Qua phân tích kết quả cho thấy cả đường kính ngang ngực và chiều cao của cây rừng đều tăng theo tuổi, đường kính trung bình của các cấp tuổi lần lượt là 8,73 cm, 16,75 cm và 23,40 cm. Sự khác biệt về đường kính và chiều cao giữa các cấp tuổi là rất rõ rệt, bởi lẽ Sig của mô hình tuyến tính hỗn hợp đều nhỏ hơn 0,05. Phân bố Weibull có thể mô phỏng tốt cho phân bố tần số cả đường kính và chiều cao. Ở cấp tuổi cao hơn mức độ phù hợp của hàm Weibull giảm xuống. Mối quan hệ giữa đường kính và chiều cao ở tuổi 5 có thể mô phỏng tốt nhất bằng hàm S, tuổi 10 là hàm bậc 3 (Cubic) và tuổi 15 là hàm mũ (Power). Ở cả 3 cấp tuổi thì đường kính ngang ngực có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng cây rừng, sau đó mới đến các nhân tố khác. Hệ số ảnh hưởng trực tiếp đều lớn hơn nhiều so với hệ số ảnh hưởng gián tiếp. Khi tuổi cây rừng tăng thì hệ số ảnh hưởng gián tiếp có xu hướng giảm dần, rừng đi vào ổn định. Tỷ lệ cây có chất lượng tốt của rừng 15 tuổi là cao nhất (46,8%), sau đó đến tuổi 10 (34,3%) và cuối cùng là tuổi 5 (29,2%). Chất lượng cây rừng giữa ba cấp tuổi có sự khác biệt rõ rệt. Từ khóa: Cấu trúc rừng, chất lượng cây rừng, mô hình tuyến tính hỗn hợp, phân tích thành phần chính. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cấu trúc rừng đóng một vai trò quan trọng trong nghiên cứu Lâm nghiệp, đặc biệt là cấu trúc rừng trồng. Trước hết, cấu trúc rừng trồng sẽ phản ánh không gian dinh dưỡng cá thể của cây đơn lẻ, một yếu tố ảnh hưởng quan trọng tới sinh trưởng của cây rừng (F.B. Golley, 1991). Cấu trúc rừng phức tạp hơn sẽ làm phong phú nơi ở cho các loài động vật và côn trùng. Cấu trúc rừng là chìa khóa để chúng ta hiểu biết hơn về các chức năng của các hệ sinh thái (Frans Bongers, 2001; Bui Manh Hung, 2016). Cấu trúc rừng cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đa dạng sinh học các loài sống trong khu rừng, kiểm soát xói mòn,