Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Sự gia tăng tốc độ phát triển của cây giống và giảm rong tạp là hai khó khăn chính trong quá trình sản xuất giống rong Mơ trong phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy hàm lượng dinh dưỡng NaNO3 : KH2PO4= 4 : 0,4 mg/L và mức ánh sáng 510 µmol photon/m2 /s tốt cho sự phát triển của cây rong Mơ con. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 1; 2014: 81-88 ISSN: 1859-3097 http://www.vjs.ac.vn/index.php/jmst ẢNH HƯỞNG ÁNH SÁNG VÀ DINH DƯỠNG TRONG QUÁ TRÌNH NHÂN GIỐNG RONG MƠ - SARGASSUM POLYCYSTUM C. AGARDH TỪ HỢP TỬ Lê Như Hậu*, Vũ Thị Mơ, Võ Thành Trung, Trần Văn Huynh, Trần Nguyễn Hà Vy Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang -Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam * Email: lenhuhau2003@yahoo.com Ngày nhận bài: 10-8-2013 TÓM TẮT: Sự gia tăng tốc độ phát triển của cây giống và giảm rong tạp là hai khó khăn chính trong quá trình sản xuất giống rong Mơ trong phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy hàm lượng dinh dưỡng NaNO3 : KH2PO4= 4 : 0,4 mg/L và mức ánh sáng 510 µmol photon/m2/s tốt cho sự phát triển của cây rong Mơ con. Trong thí nghiệm, rong tạp cũng được hạn chế bằng cách giảm cường độ ánh sáng. Cây giống đạt chiều cao 0,2 cm sau 2 tháng nuôi cây con từ hợp tử và cây giống đạt chiều cao 2 cm sau 4,5 tháng nuôi trong bể từ cây con có chiều cao 0,2 cm. Kết quả cho thấy, sự phát triển của cây con trong giai đoạn ươm giống từ 0,2 đến 2 cm trong phòng thí nghiệm là rất thấp. Vì lẽ đó, để có giống đáp ứng được tiêu chuẩn cây giống sau thời gian ươm cần thiết phải tiến hành ươm giống ngoài tự nhiên. Từ khóa: Nhiệt độ, sản xuất gống nhân tạo, Sargassum polycystum, sinh trưởng và phát triển, ánh sáng và dinh dưỡng. MỞ ĐẦU Nguồn lợi rong Mơ tự nhiên ở ven biển Việt Nam rất lớn, sản lượng hàng năm khoảng 20.000 tấn khô và đem lại thu nhập cho người dân ven biển khoảng 150 tỷ đồng [5]. Rong Mơ có vai trò quan trọng trong sự cân bằng các hệ sinh thái ven biển như hấp thụ các chất dinh dưỡng trong nước, giảm thiểu sự ô nhiễm dinh dưỡng trong môi trường nước ven bờ, làm nơi trú ngụ, bãi đẻ cho các loài hải sản có giá trị như: Tôm, cua, cá, mực, hải sâm, cầu gai [6], sử dụng trong y học [1]. Tuy nhiên, hiện nay người dân ven biển của địa phương đang tiến hành khai thác nguồn lợi này theo lợi nhuận trước mắt với giá 7.000 - 8.500 đồng/kg khô (như khai thác