Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tài liệu giải bài tập 1,2 trang 96 SGK sẽ giúp các em hệ thống lại những kiến thức của bài học Khái quát về động cơ đốt trong. Đồng thời, với các định hướng gợi ý giải bài tập đi kèm sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ các em trong quá trình tự trau dồi và rèn luyện kỹ năng giải bài tập. | A. Tóm tắt lý thuyết về Khái quát về động cơ đốt trong SGK Công nghệ 11 I. Sơ lược về sự phát triển của động cơ đốt trong 1860: Năm đầu tiên động cơ đốt trong (ĐCĐT) ra đời trên thế giới Do kỹ sư người Pháp gốc Bỉ (Giăng Êchiên Lôna) chế tạo Động cơ 2 kì Công suất 2 mã lực Nhiên liệu sử dụng là khí thiên nhiên 1877: ĐCĐT 4 kì đầu tiên được ra đời Do kỹ sư người Đức (Nicôla Aogut ôttô) và kỹ sư người Pháp ( Lăng Ghen) chế tạo Động cơ 4 kì Nhiên liệu sử dụng là khí than 1885: Động cơ xăng 4 kì đầu tiên được ra đời Do kỹ sư người Đức (Gôlip Đemlơ) chế tạo Động cơ 4 kì Công suất 8 mã lực, tốc độ quay 800 (vòng/phút) Nhiên liệu sử dụng là xăng 1897: Động cơ Điêzen 4 kì đầu tiên được ra đời Do kỹ sư người Đức (RuđônphơSaclơ Sređiêng Điezen) chế tạo Động cơ 4 kì Công suất 20 mã lực Nhiên liệu sử dụng là dầu Điezen → Ngày nay , động cơ đốt trong có vai trò quan trọng trong các lĩnh vực và đời sống: Tổng năng lượng tạo ra từ ĐCĐT chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng năng lượng được tao ra trên thế giới. II. Khái niêm và phân loại động cơ đốt trong 1, Khái niêm động cơ đốt trong Động cơ đốt trong là một động cơ nhiệt. Biến nhiệt năng thành cơ năng. Quá trình đốt cháy nhiên liệu biến nhiêt năng thành cơ năng diễn ra ngay trong buồng công tác (xilanh) của động cơ. 2, Phân loại động cơ đốt trong Động cơ đốt trong có nhiều loại, để phân loại ĐCĐT người ta dựa vào các dấu hiệu đặc trưng của động cơ đốt trong. Theo nhiên liệu: động cơ xăng, động cơ Điêzen, động cơ ga,. Trong đó động cơ Điêzen là phổ biến nhất. Theo hành trình của pittông trong một chu trình làm việc: động cơ 2 kì, động cơ 4 kì. Lưu ý: Động cơ hơi nước không phải là động cơ đốt trong . Vì động cơ này dùng nhiệt đun sôi nước trong nồi hơi để ra hơi nước có áp xuất cao . Còn việc biến hơi nước có áp xuất cao thành cơ năng xảy ra trong xi lanh động cơ