Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài giảng Kỹ thuật điện gồm có 5 chương cung cấp cho người học các kiến thức như: Những khái niệm cơ bản về mạch điện, dòng điện hình sin, các phương pháp giải mạch điện, mạch điện ba pha, đại cương về máy điện. ! | TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 2014 BÀI GIẢNG MÔN HỌC KỸ THUẬT ĐIỆN KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ThS. Phạm Văn Anh Thời lượng: 30 tiết Bậc học: Đại học Quảng Ngãi, tháng 12 năm 2014 BÀI GIẢNG KỸ THUẬT ĐIỆN LỜI NÓI ĐẦU Ở nước ta hiện nay, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là cơ khí – tự động hóa có nhiều bước phát triển vượt bậc, góp phần củng cố và xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cho nền kinh tế. Góp phần vào những nỗ lực này, các cán bộ, giảng viên và toàn thể các sinh viên của đại học Phạm Văn Đồng cũng đang từng bước đổi mới, nâng cao trình độ chuyên môn, nhằm tạo ra những bước chuyển lớn trong đào tạo và nâng cao chất lượng tạo. Từ những yêu cầu trên, tác giả đã biên soạn bài cuốn bài giảng này nhằm làm tài liệu học tập cho các lớp chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí tại Đại học Phạm Văn Đồng. Tài liệu này được sử dụng cho sinh viên các lớp đại học tín chỉ với thời lượng 30 tiết. Tôi hy vọng đây sẽ là tài liệu thiết thực cho các bạn sinh viên. Trong quá trình biên soạn, chắc chắn tài liệu không tránh khỏi có những sai sót. Mọi góp ý xin gửi về địa chỉ Phạm Văn Anh - Khoa Kỹ Thuật Công Nghệ - Trường Đai học Phạm Văn Đồng hoặc thư điện tử: pvanh@pdu.edu.vn. Xin chân thành cảm ơn. Tác giả Trang 1 BÀI GIẢNG KỸ THUẬT ĐIỆN CHƯƠNG 1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MẠCH ĐIỆN Mục tiêu Mục tiêu của chương này giúp sinh viên nắm được các khái niệm cơ bản về mạch điện, kết cấu hình học của một mạch điện, các thông số cơ bản khi xem xét một mạch điện. Phần cuối của chương giúp sinh viên nắm được hai định luật Kirchoff, đây là những định luật cơ bản và là công cụ để giải các bài toán về mạch điện ở các chương tiếp theo. 1.1. Những khái niệm cơ bản về mạch điện 1.1.1. Mạch điện: là tập hợp các thiết bị điện nối với nhau bằng các dây dẫn (phần tử dẫn) tạo thành những vòng kín trong đó dòng điện có thể chạy qua. Mạch điện thường gồm các loại phần tử sau: nguồn điện, phụ tải (tải), dây dẫn. Ví dụ một mạch điện trong