Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
André Gide là một trong số những tác giả nổi tiếng của văn học Pháp nói riêng, của văn học thế giới thế kỷ XX nói chung. “Bọn làm bạc giả”, tiểu thuyết duy nhất của ông, được xếp vào một trong những tiểu thuyết xuất sắc nhất của thế kỷ XX. Trong tiểu thuyết này, André Gide đã giới thiệu một phương thức tự sự mới. Qua đó, cuộc sống hiện thực được tái hiện với tất cả sự phức tạp, đa diện, hỗn độn của nó. | TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 7, Số 4, 2017 461–477 461 PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ TRONG “BỌN LÀM BẠC GIẢ” CỦA ANDRÉ GIDE VÀ “THIẾU QUÊ HƯƠNG” CỦA NGUYỄN TUÂN TỪ GÓC NHÌN CẤU TRÚC LUẬN Trần Thị Bảo Gianga* Khoa Ngữ văn và Văn hóa học, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam a Lịch sử bài báo Nhận ngày 12 tháng 07 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 28 tháng 09 năm 2017 | Chấp nhận đăng ngày 02 tháng 10 năm 2017 Tóm tắt André Gide là một trong số những tác giả nổi tiếng của văn học Pháp nói riêng, của văn học thế giới thế kỷ XX nói chung. “Bọn làm bạc giả”, tiểu thuyết duy nhất của ông, được xếp vào một trong những tiểu thuyết xuất sắc nhất của thế kỷ XX. Trong tiểu thuyết này, André Gide đã giới thiệu một phương thức tự sự mới. Qua đó, cuộc sống hiện thực được tái hiện với tất cả sự phức tạp, đa diện, hỗn độn của nó. Với những cống hiến giá trị này, Gide đã tạo một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của văn học thời kỳ hiện đại. Tiếp nhận, học hỏi văn học Pháp, rộng hơn là văn học phương Tây, Nguyễn Tuân đã tìm được nhiều điểm chung với André Gide. Từ khóa: André Gide; Ảnh hưởng của văn học Pháp; Cấu trúc luận; Nguyễn Tuân; Phương thức tự sự. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khi nhận thức của con người ngày một rộng mở, song hành với nó, văn chương nhân loại cũng hướng đến những khía cạnh phức tạp hơn, tinh tế hơn của cuộc sống. Các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ cũng dần đa chiều, đa nghĩa hơn. Mảng đề tài chứa đựng nhiều vỉa tầng cho sự khai thác nhất không còn tập trung vào quyền thế trong đời sống chính trị hay liên quan đến những giáo điều trong đời sống tinh thần ở phương diện xã hội mà được bắt rễ một cách sâu xa từ vô thức của cá nhân với tất cả những phức cảm đa dạng, thầm kín của nó cùng những ham muốn ẩn ức luôn khao khát sự khai mở để trở thành hữu thức. Từ đó, người nghệ sỹ ngôn từ luôn bị thôi thúc dấn thân vào quá trình khám phá vũ trụ hiện tượng luận hiện sinh của con người với bao lo âu, đam mê, thỏa mãn, tính dục, ghen tuông, tị hiềm, bệnh hoạn, Cũng từ đó, .