Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong bài báo này trình bày việc áp dụng hệ thông tin địa lý vào việc quản lý dữ liệu sinh học tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hoá. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 ỨNG DỤNG HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ ĐỂ QUẢN LÝ DỮ LIỆU KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊNHUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH HÓA LÊ QUANG TUẤN, LÊ XUÂN CẢNH, LÊ MINH HẠNH, TRẦN ANH TUẤN i n inh h i v T i ng yên inh vậ i n n Kh a h v C ng ngh i a Hiện nay Hệ thông tin địa lý (HTTĐL) đang ngày càng phát triển và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có nghiên cứu sinh thái học. Mỗi vườn Quốc gia (VQG) hay Khu Bảo tồn đều có nhu cầu quản lý những dữ liệu sinh học bằng phương pháp khoa học, một hệ thống đủ lớn để lưu trữ. Hệ thông tin địa lý là một công cụ hợp lý để làm việc này. Trong bài báo này chúng tôi trình bày việc áp dụng hệ thông tin địa lý vào việc quản lý dữ liệu sinh học tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hoá. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Hệ thông tin địa lý bao gồm 6 hợp phần: Con người, phần cứng, phần mềm, dữ liệu, quy trình và hệ thống mạng (ESRI, 2000). HTTĐL có chức năng lưu trữ và liên kết các dữ liệu địa lý với các đặc tính của bản đồ dạng đồ họa. Từ đó có thể xử lý thông tin, hiển thị thông tin và cho ra các sản phẩm bản đồ, các kết quả xử lý cùng các mô hình (hình 1). Con người Phần mềm Dữ liệu ạng làm việc Quy trình Phần cứng Hình 1. C u trúc H h ng in a lý Việc quản lý tài nguyên thiên nhiên hiệu quả đòi hỏi đánh giá mối quan hệ giữa các loài và môi trường sống của chúng ở phạm vi rộng và tổng hợp nhiều yếu tố. Phương pháp Hệ thông tin địa lý đáp ứng được các nhu cầu trên. Các thông tin về điều kiện môi trường sống, thông tin địa 1709 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 lý liên quan đến phân bố các loài thú, thông tin thảm thực vật. là cơ sở là dữ liệu (CSDL) sinh học quan trọng đối với bất kì một vườn quốc gia hay khu bảo tồn nào. Hệ thông tin địa lý quản lý dữ liệu của 1 khu bảo tồn bằng các phương pháp: - Phương pháp bản đồ: Bản đồ vừa là công cụ, vừa là kết quả của HTTĐL. Bản đồ thể hiện vị trí không