Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca nằm trong hệ thống văn chương lớp 12. Đàn ghi ta của Lorca là bài thơ viết về cái chết của Lor-ca, một thi sĩ, nhạc sĩ, nhà biên kịch thiên tài người Tây Ban Nha. Tác giả Thanh Thảo đã làm nổi bật đoạn 2 của bài thơ khi khắc họa tiếng đàn xuất hiện liên tiếp 4 lần như một khúc tấu âm bi ai với những bút pháp tượng trưng. Để cảm nhận sâu hơn đoạn 2 bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca, mời các bạn cũng tham khảo bài văn mẫu Phân tích đoạn 2 bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo. | VĂN MẪU LỚP 12 PHÂN TÍCH ĐOẠN 2 BÀI THƠ ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA - THANH THẢO Thi sĩ, nhạc sĩ, chiến sĩ Lorca khi còn sống luôn bị ám ảnh bởi cái chết. Và trong nhiều tác phẩm của mình ông đã nhắc tới điều ấy . ông đã bị bọn phát xít giết hại khi mới 37 tuổi. Cái chết của Lorca đã để lại một mất mát lớn và sự thương tiếc vô bờ cho những người yêu thích Lorca và đồng đội của ông. Hòa nhập với nỗi đau đó, tiếng ghi ta xuất hiện liên tiếp như một khúc tấu âm bi ai, nó lung linh, hư ảo: “tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy” Tiếng đàn xuất hiện liên tiếp 4 lần nhưng trong bản thể từng tiếng đàn đã có sự thay đổi gam màu, hình khối. Cái vô hình thì nay đã nhuốm màu siêu thực trở nên có màu sắc. “tiếng ghi ta nâu”, tại sao lại là âm thanh màu nâu mà không phải là “tiếng ghi ta đỏ, tiếng ghi ta đen”? Màu nâu gợi nên màu của chất liệu làm nên cây đàn, màu của đồng đất, màu da nâu gợi tình tràn trề sức sống của cô gái Di gan và đó cũng là màu của nỗi buồn. Trong thơ Lorca, màu nâu gắn liền với Chúa Kitô cao cả, thiêng liêng: “Chúa Kitô màu nâu Mớ tóc dài rực cháy Hai gò má nhô cao Và hai tròng mắt trắng.” (“Saeta” – Hoàng Hưng dịch) “Tiếng ghi ta nâu” tạo âm hưởng tiếng ghi ta vừa gần gũi, vừa buồn thương, da diết. Không chỉ được tái hiện thông qua một màu sắc, tiếng ghi ta còn gắn liền với màu xanh “tiếng ghi ta lá xanh biết mấy”, màu xanh là màu của sự sống tràn trề, nhưng kết hợp từ ngữ “ biết mấy” gợi nên sự nuối tiếc, ngậm ngùi cho một vẻ đẹp đang bị phá .