Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài báo nhằm giới thiệu giải pháp thành lập bản đồ tiềm năng xói mòn đất cho khu vực thành phố Đà Lạt dựa trên ứng dụng khả năng tích hợp của viễn thám, hệ thống thông tin địa lý (GIS) và mô hình toán USLE (Universal Soil Loss Equation).Các hệ số ảnh hưởng đến xói mòn đất đã được phân tích và lựa chọn, từ đó nhập các dữ liệu có liên quan và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu GIS đề thành lập các lớp chuyên đề. | Science & Technology Development, Vol 19, No.M1-2016 Giải pháp GIS và Viễn thám trong thành lập bản đồ xói mòn đất Thành phố Đà Lạt Lê Văn Trung Nguyễn Thị Kim Hoàng Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM Nguyễn Thị Ngọc Anh Trường Đại học Đà Lạt. (Bài nhận ngày 12 tháng 05 năm 2015, nhận đăng ngày 01 tháng 04 năm 2016) TÓM TẮT Bài báo nhằm giới thiệu giải pháp thành lập bản đồ tiềm năng xói mòn đất cho khu vực thành phố Đà Lạt dựa trên ứng dụng khả năng tích hợp của viễn thám, hệ thống thông tin địa lý (GIS) và mô hình toán USLE (Universal Soil Loss Equation).Các hệ số ảnh hưởng đến xói mòn đất đã được phân tích và lựa chọn, từ đó nhập các dữ liệu có liên quan và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu GIS đề thành lập các lớp chuyên đề. Kết quả đạt được là bản đồ tiềm năng xói mòn thể hiện phạm vi và mức độ ảnh hưởng. Phân tích kết quả và đề xuất biện pháp khắc phục hay giảm thiểu xói mòn cho những khu vực có tiềm năng xói mòn đất cho thành phố Đà Lạt. Từ khóa: Viễn thám, cơ sở dữ liệu GIS, mô hình toán USLE, bản đồ xói mòn đất. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xói mòn đất là một trong những hiện tượng suy thoái tài nguyên đất khi lượng đất trên bề mặt bị dịch chuyển về phía địa hình thấp hơn do ảnh hưởng của gió, mưa, dòng chảy, Quá trình xói mòn xảy ra nhanh hơn do tác động cộng thêm của con người như chặt phá rừng, canh tác không bền vững, đã gây ra những vần đề nghiêm trọng như: giảm độ phì của đất (giảm năng suất cây trồng), làm tăng quá trình bồi lắng, thu hẹp thể tích chứa nước, tăng nguy cơ chảy tràn, giảm chất lượng nước, Theo kết quả nghiên cứu của Renard [1] , xói mòn ở mức độ trên trung bình chiếm 80% diện tích đất nông nghiệp. Hàng năm thế giới mất đi khoảng 75 tỷ m3 đất do xói mòn bởi nước và gió, hầu hết là đất canh tác. Điều này chứng tỏ hoạt động canh tác của con người là một trong Trang 46 những nhân tố tích cực trong việc gia tăng tốc độ xói mòn đất. Theo điều tra khảo sát của Ngân hàng thế giới, các nước thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có diện tích đất .