Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng nhà ở và điều kiện cơ sở hạ tầng tại khu vực tập trung dân nhập cư làm cơ sở dữ liệu cho các nhà hoạch định chính sách và qui hoạch đô thị khi mà các qui hoạch hiện tại chưa đề cập đến nguồn dân di cư này. | Science & Technology Development, Vol 19, No.M1-2016 Đánh giá hiện trạng nhà ở và cơ sở hạ tầng tại khu vực tập trung dân nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh Lê Thị Kim Oanh Khoa Công nghệ và Quản lý Môi trường, Trường Đại học Văn Lang. (Bài nhận ngày 02 tháng 05 năm 2016, nhận đăng ngày 08 tháng 06 năm 2016) TÓM TẮT Với tốc độ tăng trưởng kinh tế và xã hội cao, TpHCM đã thu hút một lượng không nhỏ người nhập cư. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng nhà ở và điều kiện cơ sở hạ tầng tại khu vực tập trung dân nhập cư làm cơ sở dữ liệu cho các nhà hoạch định chính sách và qui hoạch đô thị khi mà các qui hoạch hiện tại chưa đề cập đến nguồn dân di cư này. Kết quả khảo sát 1.000 hộ dân nhập cư tại các khuvực tập trung dân nhập cư ở 5 Quận phân bổ đều khắp TpHCM cho thấy, hầu hết nhà ở của người nhập cư là thuê mướn (92,6%), chủ yếu là nhà cấp 4 (95,6%), diện tích chật hẹp (<6m2/người chiếm 57,6%) và điều kiện cơ sở hạ tầng (cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải, nhà vệ sinh, mạng thông tin và đường giao thông) thiếu, chất lượng kém và giá dịch vụ cao. Từ khóa: dân số, dân nhập cư, thành phố Hồ Chí Minh, nhà ở dân nhập cư, cơ sở hạ tầng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua, TpHCM là đơn vị đầu tàu cho cả nước về tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa, thu hút nguồn lao động nhập cư tìm kiếm việc làm. Theo Thạc sĩ Lê Văn Thành (2008) có hơn 80% người lao động di cư có thể kiếm được việc làm ngay tháng đầu tiên họ đến thành phố. Bên cạnh đó, động lực thu hút di dân về thành phố còn thông qua các kênh như mở rộng các hoạt động giáo dục ở các bậc học, phát triển về chất và lượng của các dịch vụ y tế công tư, chất lượng cuộc sống của người dân thành phố ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Zhilin Liu (2016) tại 12 thành phố ở Trung Quốc đã chứng minh mối tương quan tuyến tính giữa việc tiếp cận nhà ở tại nơi nhập cư và quyết định nhập cư của người dân. Trang 28 Bình quân mỗi năm thành phố tăng thêm khoảng 200.000 người, trong đó có hơn .