Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong nghiên cứu này, 50 mẫu giống lúa địa phương vùng Tây Bắc được thu thập và trồng khảo nghiệm tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La nhằm đánh giá đặc điểm nông sinh học và đa dạng di truyền hình thái. Kết quả nghiên cứu và đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen các giống lúa địa phương vùng Tây Bắc sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác bảo tồn, cung cấp thông tin về nguồn gen phục vụ công tác lai tạo giống mới tại Việt Nam nói chung và tại các tỉnh Tây Bắc nói riêng. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 ĐA DẠNG DI TRUYỀN MỘT SỐ MẪU GIỐNG LÚA ĐỊA PHƯƠNG VÙNG TÂY BẮC DỰA TRÊN Đ C ĐIỂM HÌNH THÁI ĐOÀN THỊ THUỲ LINH, NGUYỄN VĂN KHOA Trường i h T y ắ Vùng Tây Bắc Việt Nam có rất nhiều các giống lúa địa phương với những đặc điểm rất quý như: Dẻo, thơm, chất lượng cao, tương đối đa dạng và đặc biệt có khả năng chịu hạn và chịu lạnh tốt. Đây chính là nguồn gen rất quý phục vụ cho công tác chọn tạo các giống lúa chất lượng cao và có khả năng chịu hạn. Tuy nhiên hiện nay do điều kiện canh tác khó khăn, tập quán canh tác lạc hậu và sự xâm nhập của các giống lúa lai đã và đang làm xói mòn dần các giống lúa đặc hữu của địa phương. Nghiên cứu đa dạng di truyền dựa vào các tính trạng hình thái, nông học là phương pháp cổ điển nhưng hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi vì nó không đòi hỏi trang thiết bị đắt tiền, bố trí thí nghiệm phức tạp mà vẫn đảm bảo hiệu quả nhất định, giúp các nhà nghiên cứu có thể phân biệt các giống một cách nhanh chóng trên đồng ruộng. Trong nghiên cứu này, 50 mẫu giống lúa địa phương vùng Tây Bắc được thu thập và trồng khảo nghiệm tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La nhằm đánh giá đặc điểm nông sinh học và đa dạng di truyền hình thái. Kết quả nghiên cứu và đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen các giống lúa địa phương vùng Tây Bắc sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác bảo tồn, cung cấp thông tin về nguồn gen phục vụ công tác lai tạo giống mới tại Việt Nam nói chung và tại các tỉnh Tây Bắc nói riêng. I. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Vật liệu 50 mẫu giống lúa có nguồn gốc khác nhau (bảng 1) gồm 11 mẫu lưu của Trung tâm Tài nguyên Thực vật-Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và 39 mẫu thu thập tại các tỉnh Tây Bắc được sử dụng để đánh giá sự đa dạng di truyền dựa vào các đặc điểm hình thái và nông học. 2. Phương pháp Thí nghiệm bố trí theo phương pháp khảo sát tập đoàn của Phạm Chí Thành (1986) trong vụ mùa 2012. Các chỉ tiêu theo dõi trên đồng ruộng được đánh giá theo Hệ thống tiêu chuẩn đánh .