Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung của bài viết xác định tỉ lệ hiện mắc của Propionibacterium acnes và sự đề kháng in vitro đối với kháng sinh ở bệnh nhân bị mụn trứng cá thông thường đến khám tại phòng khám Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học TỈ LỆ HIỆN MẮC PROPIONIBACTERIUM ACNES VÀ SỰ ĐỀ KHÁNG IN VITRO ĐỐI VỚI KHÁNG SINH Ở BỆNH NHÂN MỤN TRỨNG CÁ THÔNG THƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TP HỒ CHÍ MINH NĂM 2011-2012 Nguyễn Thanh Hùng*, Nguyễn Tất Thắng** TÓM TẮT Mở đầu: Propionibacterium acnes (P. acnes) được xem là một trong các nguyên nhân gây ra mụn trứng cá. Liệu pháp kháng sinh trong điều trị mụn trứng cá thông thường thường kéo dài nhiều tháng, và sự thất bại trong điều trị có liên quan đến sự phát triển của các chủng propionibacterium kháng thuốc. Đặc tính đề kháng kháng sinh của P. acnes rất khác biệt tại các quốc gia khác nhau. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu về phân lập P. acnes và sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn này. Nghiên cứu về vấn đề này sẽ giúp thầy thuốc sử dụng kháng sinh trong thực hành lâm sàng. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ hiện mắc của P. acnes và sự đề kháng in vitro đối với kháng sinh ở bệnh nhân bị mụn trứng cá thông thường tại Phòng Khám BV Da Liễu TP HCM. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca. Các bệnh nhân mụn trứng cá thông thường tại Phòng Khám Bệnh Viện Da Liễu được khám và lấy chất bã từ nhân mụn để nuôi cấy P. acnes. Ngưỡng đề kháng kháng sinh được xác định bằng nồng độ ức chế tối thiểu MIC theo tiêu chuẩn EUCAST. Khảo sát mối liên hệ giữa nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) với các yếu tố: thời gian mắc bệnh, tiền sử gia đình có thân nhân mắc bệnh mụn trứng cá, tiền sử điều trị. Thời gian nghiên cứu 10/2011 đến 03/2012. Kết quả: Tổng cộng có 87 trường hợp tham gia nghiên cứu. Tỉ lệ phân lập được P. acnes là 48,3% (42 chủng). Tỉ lệ đề kháng các kháng sinh của P. acnes như sau: Clindamycin: 88,1%; Azithromycin: 16,7%; Tetracycline: 0%; Doxycycline: 0%; Minocycline: 0%; Trimethoprim/sulfamethoxazole: 95,2%; Levofloxacine: 0%; Cefuroxime: 0%. Các yếu tố: thời gian mắc bệnh, tiền sử gia đình có thân nhân mắc bệnh, và tiền sử điều trị không liên quan đến nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của các .