Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết này phân tích và kiểm nghiệm các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến tiến trình hội nhập thị trường tài chính ở khu vực ASEAN như quy mô quốc gia, kiểm soát vốn, trình độ phát triển, sự phát triển của thị trường tài chính, môi trường chính trị và đầu tư và độ mở thương mại. | SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q1 - 2016 Các yếu tố ảnh hưởng đến hội nhập tài chính khu vực Đông Nam Á (ASEAN) Nguyễn Hoàng Anh Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG HCM - Email: anhnh@uel.edu.vn (Bài nhận ngày 17 tháng 01 năm 2016, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 20 tháng 02 năm 2016) TÓM TẮT Hội nhập tài chính ASEAN từ năm 2015 sẽ tạo điều kiện tự do hóa dịch vụ tài chính, tự do hóa tài khoản vốn, phát triển thị trường vốn và xây dựng hệ thống thanh toán chung. Hợp tác tài chính xuyên quốc gia chịu tác động từ nhiều yếu tố và đòi hỏi sự nỗ lực chuẩn bị của các quốc gia thành viên. Bài viết này phân tích và kiểm nghiệm các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến tiến trình hội nhập thị trường tài chính ở khu vực ASEAN như quy mô quốc gia, kiểm soát vốn, trình độ phát triển, sự phát triển của thị trường tài chính, môi trường chính trị và đầu tư và độ mở thương mại. Kết quả phân tích thành phần chính (PCA) cho thấy yếu tố quyết định chính của hội nhập tài chính khu vực bao gồm thu nhập quốc gia, môi trường chính trị và đầu tư, mức độ kiểm soát vốn và sự phát triển của thị trường tài chính. Từ khóa: Hội nhập tài chính, khu vực ASEAN, thị trường tài chính, phân tích thành phần chính. 1. GIỚI THIỆU Hội nhập tài chính là việc gỡ bỏ các “hàng rào” giữa các quốc gia đối với các tổ chức ngoại, hướng tới dễ dàng tiếp cận vốn, chi phí huy động vốn thấp, gia tăng đầu tư, ổn định vĩ mô và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn. Hội nhập các thị trường tài chính cũng giúp phân bổ vốn hiệu quả hơn. Hội nhập tài chính mở ra cơ hội cho các định chế tài chính mở rộng quy mô hoạt động và tạo điều kiện tài trợ vốn cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cấp quốc gia và góp phần giảm nghèo đói (De Nicolo & Ivaschenko, 2008). Hơn nữa, việc hội nhập cũng giúp nâng cấp hạ tầng tài chính, tăng cường hiệu quả hoạt động và thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngân hàng và các trung gian tài chính phi ngân hàng. Hội nhập tài chính diễn ra ở nhiều khu vực trên toàn cầu, điển hình là khu vực EU, .