Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành điều tra, thu thập số liệu và khảo sát trên ba nhóm đối tượng chính liên quan đến vấn đề sử dụng đất tại hai quận Sơn Trà và Cẩm Lệ. Kết quả nghiên cứu cho thấy TP. Đà Nẵng đang tồn tại nhiều mâu thuẫn về đất đai có thể chuyển thành xung đột với các mức độ khác nhau. Từ đó, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp cơ sở nhằm giảm nhẹ xung đột trong sử dụng tài nguyên đất, nâng cao hiệu quả sử dụng, phục vụ cho việc phát triển bền vững của TP. Đà Nẵng. | Science & Technology Development, Vol 18, No.T6-2015 Đánh giá xung đột phát sinh trong sử dụng tài nguyên đất từ quá trình đô thị hoá tại Thành phố Đà Nẵng Trương Thanh Cảnh Trần Nguyễn Cẩm Lai Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM Nguyễn Hoàng Tuấn Trường Đại học Hoa Sen ( Bài nhận ngày 10 tháng 02 năm 2015, nhận đăng ngày 12 tháng 01 năm 2016) TÓM TẮT Cùng với quá trình phát triển đô thị nhanh chóng, Thành phố Đà Nẵng đang phải đối mặt với khá nhiều thách thức trên con đường trở thành một đô thị hiện đại và phát triển bền vững. Một trong những vấn đề lớn hiện nay đó là sự phát sinh ngày càng nhiều các mâu thuẫn liên quan đến đất đai và các đối tượng sử dụng đất. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành điều tra, thu thập số liệu và khảo sát trên ba nhóm đối tượng chính liên quan đến vấn đề sử dụng đất tại hai quận Sơn Trà và Cẩm Lệ. Kết quả nghiên cứu cho thấy TP. Đà Nẵng đang tồn tại nhiều mâu thuẫn về đất đai có thể chuyển thành xung đột với các mức độ khác nhau. Từ đó, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp cơ sở nhằm giảm nhẹ xung đột trong sử dụng tài nguyên đất, nâng cao hiệu quả sử dụng, phục vụ cho việc phát triển bền vững của TP. Đà Nẵng. Từ khoá: tài nguyên đất, xung đột sử dụng đất, đô thị hoá, Thành phố Đà Nẵng. MỞ ĐẦU Thành phố Đà Nẵng là đô thị loại 1 cấp quốc gia, thuộc vùng Nam Trung Bộ. Đây là một trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Trong những năm qua, Đà Nẵng đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Tương tự trong quá trình phát triển như các đô thị thế giới, diện tích đô thị của thành phố Đà Nẵng liên tục mở rộng với tốc độ đô thị hóa cao. Diện mạo đô thị ngày một trở nên hiện đại với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và cơ sở hạ tầng xã hội được đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng, đem lại cho Đà Nẵng một tầm vóc mới cả về không gian lẫn chất lượng đô thị [3]. Trang 166 Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đô thị, Đà Nẵng đang đối mặt với