Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong nghiên cứu này, mô hình lai hợp kị khí USBF (Upflow Sludge Blanket Filtration), một sự kết hợp giữa sinh trưởng lơ lửng trong phần UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket) và sinh trưởng dính bám trong phần AF (Anaerobic Filter), được cải tiến nhằm nâng cao khả năng xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng cách chuyển lớp đệm trong phần sinh trưởng dính bám từ trạng thái bất động thành linh động. | Science & Technology Development, Vol 18, No.M2-2015 Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng mô hình lai hợp kị khí USBF với lớp đệm linh động ở phần lọc kị khí Đặng Viết Hùng Đỗ Thị Hồng Hạ Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM (Bài nhận ngày 28 tháng 01 năm 2015, nhận đăng ngày 09 tháng 11 năm2015 ) TÓM TẮT Trong nghiên cứu này, mô hình lai hợp kị khí USBF (Upflow Sludge Blanket Filtration), một sự kết hợp giữa sinh trưởng lơ lửng trong phần UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket) và sinh trưởng dính bám trong phần AF (Anaerobic Filter), được cải tiến nhằm nâng cao khả năng xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng cách chuyển lớp đệm trong phần sinh trưởng dính bám từ trạng thái bất động thành linh động. Lớp đệm linh động chế tạo từ giá thể Anox Kaldnes K1 cho phép dính bám một lượng lớn sinh khối với hoạt tính cao. Mô hình USBF làm bằng mica với thể tích làm việc là 14 lít và tỉ lệ thể tích UASB/AF là 1/1 được vận hành với tải trọng hữu cơ tăng dần từ 1 đến 10 kgCOD/m3.ngày tương ứng thời gian lưu nước giảm dần từ 36 đến 9,6 giờ. Mô hình nghiên cứu cho hiệu quả xử lý cao nhất ở tải trọng hữu cơ 6 kgCOD/m3.ngày tương ứng thời gian lưu nước 16 giờ với hiệu suất xử lý COD đạt tới 92% và hiệu suất xử lý SS đạt tới 93%. Nồng độ sinh khối (VSS) trong phần lọc kị khí là 3080 mg/L khi kết thúc thí nghiệm và tỉ lệ khối lượng VSS/SS là 0,78. Các kết quả thu được cho thấy mức độ linh hoạt và đồng đều của màng sinh học bên trên lớp đệm linh động. Từ khóa: lớp đệm linh động, nước thải chăn nuôi, USBF. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xử lý kị khí thường được áp dụng trong các hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi nhằm loại bỏ một phần lớn chất rắn lơ lửng và thành phần hữu cơ [1, 2, 3]. Trong những năm gần đây mô hình lai hợp kị khí như kiểu USBF được đánh giá cao nhờ tăng cường được cả tải trọng và hiệu quả xử lý cùng với mức độ ổn định khi vận hành [4, 5, 6]. Mô hình lai hợp kị khí USBF chính là một bể xử lý nước thải bao gồm 2 phần: phần cho bùn lơ lửng nằm ở phía dưới như là UASB và phần cho .