Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết tìm hiểu và phân tích các phương tiện từ hư tham gia biểu đạt cấu trúc thông tin của các diễn đạt trong văn bản chữ quốc ngữ nhằm để góp phần khẳng định những giá trị riêng biệt về từ vựng tiếng Việt thế kỉ XIX nói chung và từ hư thế kỉ XIX nói riêng. | SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X5-2015 Khảo sát các tác tử cấu trúc thông tin trong mục lời rao - quảng cáo trên Gia Định Báo năm 1884 Nguyễn Thùy Nương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Báo cáo khảo sát các tác tử đánh dấu cấu trúc thông tin được dùng trong hạng mục rao vặt và quảng cáo trên cứ liệu văn bản Gia Định Báo năm 1884. “Tác tử cấu trúc thông tin” là một phạm trù nổi trội thuộc ngữ dụng học đương đại. Trong khi đó, Gia Định Báo năm 1884 là một cứ liệu quan trọng về chữ quốc ngữ thế kỉ XIX. Việc ứng dụng quan điểm của một lý thuyết đương đại để xem xét nguồn cứ liệu thuộc về lịch sử chữ quốc ngữ thể hiện quan điểm “động” của chúng tôi trong báo cáo này. Chúng tôi tìm hiểu và phân tích các phương tiện từ hư tham gia biểu đạt cấu trúc thông tin của các diễn đạt trong văn bản chữ quốc ngữ nhằm để góp phần khẳng định những giá trị riêng biệt về từ vựng tiếng Việt thế kỉ XIX nói chung và từ hư thế kỉ XIX nói riêng. Từ khóa: Tác tử tiêu điểm thông tin, đánh dấu tiêu điểm, đánh dấu đề ngữ, đề tương phản, Gia Định Báo, chữ Quốc ngữ, rao vặt - quảng cáo Đặt vấn đề Trong lịch sử Gia Định Báo, cho đến nay, mục “Lời rao” có tính chất “Quảng cáo” vẫn chưa được xác định xuất hiện đầu tiên trong thời điểm nào hay số báo nào (do thiếu hụt số báo). Theo các nhà nghiên cứu, bắt đầu từ số 1 năm 1882, trang Quảng cáo bắt đầu được tách riêng mặc dù lúc bấy giờ không được đặt tên là Quảng cáo. Phần “Lời rao” có tính chất “Quảng cáo” được in hẳn trong trang cuối của tờ báo, và không thay đổi trong một thời gian dài. Theo tư liệu các số báo trong bốn năm 1882-1885, trang Quảng cáo này được dành đăng chủ yếu cho sản phẩm của nhà thuốc Pharmacie Reynaucl (sau đổi là Pharmacie Lévier). Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng tôi phân lập ranh giới khác biệt rõ ràng giữa mục “Lời rao” có tính chất Quảng cáo so với mục “Các lời rao” thuộc phần “Ngoài công vụ” của Gia Định Báo. Trang 194 Bài viết này, chúng tôi khảo sát những từ hư đóng