Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung của bài viết trình bày về một số thành phần hóa sinh của quả Nhàu, hoạt độ của enzyme chống oxy hoá (catalase, peroxidase) và hàm lượng một số chất chống oxy hóa trong quả Nhàu, hàm lượng các chế phẩm tách chiết từ quả nhàu bằng các quy trình khác nhau, định tính flavonoid bằng các phản ứng hóa học đặc trưng và hoạt tính kháng khuẩn của các dịch chiết quả Nhàu. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 MỘT SỐ Đ C TRƯNG HÓA SINH VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA DỊCH CHIẾT QUẢ NHÀU (Morinda citrifolia L.) VÕ THỊ MAI HƯƠNG, TRẦN THANH PHONG Trường i h Kh a h ih Ngày nay, việc tìm kiếm các loại thuốc có khả năng chữa bệnh hiệu quả, đặc biệt là các loại thuốc có nguồn gốc từ các nguồn dược thảo thiên nhiên là mối quan tâm đặc biệt của các nhà hoá sinh và y dược trên thế giới. Theo Tổ chức Sức khoẻ thế giới ( HO), cho đến nay, trong khoảng 20.000 cây thuốc đã phát hiện chỉ có khoảng 50 cây được khai thác trong công nghiệp hoá dược. Nhiều cây thuốc được thu hái và chế biến chỉ mới theo kinh nghiệm chứ chưa được tiêu chuẩn hoá cả định tính và định lượng, khó cho phép tạo ra những sản phẩm đồng đều. Chính vì vậy những khảo sát thành phần hoá học và tác dụng sinh học của cây thuốc là rất cần thiết nhằm tạo cơ sở khoa học để đánh giá nguồn dược liệu và ứng dụng vào việc chữa bệnh. Cây Nhàu (Morinda citrifolia L.) thuộc chi Nhàu (Morinda L.) họ Cà phê (Rubiaceae) là cây có rễ được sử dụng chữa bệnh cao huyết áp và quả được ăn với muối giúp dễ tiêu, nhuận tràng, chữa ho, cảm hen, thũng, đái đường [6]. Với mục đích tìm hiểu rõ hơn cây dược liệu dân gian quen thuộc này, đồng thời nhằm kiểm chứng tác dụng kháng khuẩn của nó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Một số đặc trưng hoá sinh và khả năng kháng khuẩn của dịch chiết quả Nhàu (Morinda citrifolia L.)”. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đối tượng: Quả nhàu (Morinda citrifolia L.) chín. - Các phương pháp xác định thành phần hoá sinh: Định lượng đường khử bằng phương pháp Bertrand; Định lượng protein bằng phương pháp Lo ry; Định lượng lipid bằng phương pháp dùng Soxhlet; Định lượng cellulose bằng phương pháp thuỷ phân bằng acid; Định lượng vitamin C bằng phương pháp chuẩn độ với 2,6dichlophenolinophenol (DPIP) [7, 9]; Xác định hoạt độ enzym catalase bằng phương pháp chuẩn độ với KMnO4. Xác định hoạt độ enzym peroxidase bằng phương pháp so màu. Hàm lượng