Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nọi dung bài viết trình bày Thành phần loài lưỡng cư, bò sát tại khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu phước bửu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 THÀNH PHẦN LOÀI LƯỠNG CƯ, BÒ SÁT TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU-PHƯỚC BỬU TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU NGUYỄN NGỌC HÙNG, HOÀNG MINH ĐỨC i n inh h i h Mi n a i n n Kh a h v C ng ngh i a Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Bình Châu-Phước Bửu nằm trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, toạ độ địa lý từ 10°28’-10°38’ vĩ Bắc và 107°25’-107°36’ kinh Đông. Với diện tích 10.537,3ha, đây là một trong số ít các khu bảo tồn ven biển Việt Nam còn giữ lại sinh cảnh rừng tự nhiên độc đáo, chiếm ưu thế là các loài cây họ Dầu Dipterocarpaceae. Các nghiên cứu về đa dạng động vật có xương sống nói chung và bò sát ếch nhái nói riêng đã được tiến hành khá sớm tại KBTTN Bình Châu-Phước Bửu. Năm 1993, Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Bộ đã ghi nhận 33 loài bò sát và 13 loài ếch nhái [6]. Vào năm 2000, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cũng đã ghi nhận 38 loài bò sát và 12 loài ếch nhái có khả năng phân bố tại KBTTN Bình Châu-Phước Bửu [3]. Tuy nhiên với diện tích nhỏ và quá nhiều áp lực/mối đe dọa, nhiều loài đặc hữu đã và đang bị đe dọa nghiêm trọng và về lâu dài có nguy cơ bị tuyệt chủng rất cao. Gần đây, do những thay đổi về diện tích của KBT cũng như thay đổi về hệ thống học các loài bò sát và ếch nhái đã đặt ra vấn đề điều tra bổ sung và cập nhật danh lục khu hệ lưỡng cư-bò sát của KBT. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khảo sát thực địa được chia làm 6 đợt từ tháng 08 năm 2011 đến tháng 05 năm 2012, mỗi đợt kéo dài 10 ngày và tiến hành trên tất cả các khu vực thuộc khu bảo tồn. i ra he y n: Các cuộc điều tra thực địa được tiến hành bằng cách đi bộ với tốc độ chậm, trung bình từ 1-1,5km/h. Thời gian điều tra tập trung chủ yếu vào ban đêm, khoảng từ 18h00 đến 23h00. Khi phát hiện các loài bò sát và lưỡng cư, tiến hành thu thập mẫu, chụp hình mẫu và sinh cảnh. Mẫu vật được xử lý bằng cồn 960 trong 24 giờ, sau đó chuyển sang ngâm trong cồn 700 và được lưu giữ tại Viện Sinh thái học Miền Nam. X nh h nh