Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nối tiếp phần 1, nội dung phần 2 của ebook "Xuyên qua nỗi sợ" tiếp tục trình bày cách đi qua nỗi sợ bằng sức mạnh, lòng hứng khởi và tình yêu: hãy chọn tình yêu và niềm tin, lấp đầy khoảng trống nội tại, – hãy còn rất nhiều thời gian, ý thức được mình luôn có khả năng giải quyết mọi việc chính là chìa khóa giúp bạn đón nhận những rủi ro có lợi trong cuộc sống để khẳng định giá trị bản thân. | Một trong những nỗi sợ lớn nhất ngăn chúng ta tiến về phía trước chính là khó khăn khi phải quyết định một điều gì đó. Một học viên của tôi than thở: “Nhiều lúc, tôi thấy mình cứ như con lừa đứng trước hai túi cỏ khô - chẳng biết mình muốn ăn túi nào, trong khi dạ dày thì trống rỗng đến đói lả”. Thật trớ trêu là khi lưỡng lự không biết phải chọn cái nào thì cũng là lúc chúng ta chọn cơn đói. Nói cách khác, chúng ta đang từ chối một bữa tiệc ngon lành của cuộc đời. Vấn đề nằm ở chỗ chúng ta luôn được dạy rằng phải cẩn thận, coi chừng quyết định sai. Quyết định sai lầm! Chỉ cần nghe bấy nhiêu thôi là chúng ta đã chết khiếp. Chúng ta sợ quyết định sai sẽ khiến ta đánh mất một điều gì đó, chẳng hạn tiền bạc, bạn bè, người yêu, địa vị hoặc bất cứ điều gì mà ta nghĩ một quyết định đúng đắn có thể mang lại. Gắn liền với nỗi sợ này chính là nỗi khổ khi phạm phải sai lầm. Vì một lý do gì đó, chúng ta cảm thấy mình phải thật hoàn hảo mà quên mất sai lầm chính là bài học giúp ta lớn lên. Mong muốn được hoàn hảo và kiểm soát mọi việc trong cuộc sống khiến chúng ta sững sờ khi nghĩ đến việc thay đổi hay nỗ lực đón nhận thử thách mới. Nếu những gì nói trên đúng với bạn thì tôi xin nói rằng bạn đang lo lắng vô ích. Thật ra, dù bạn có chọn lựa hay hành động thế nào thì bạn cũng không có gì để mất, mà chỉ được thêm thôi. Như tôi đã nói ở trên, tất cả những gì bạn cần làm để thay đổi thế giới này chính là thay đổi cách suy nghĩ của bạn về thế giới. Trong thực tế, bạn có thể thay đổi cách nghĩ để biến quyết định sai lầm thành một điều bất khả thi. Trước hết, chúng ta hãy bàn về việc ra quyết định. Giả sử bạn đang đứng trước một Điểm Chọn Lựa trong cuộc đời. Phần lớn chúng ta đều được dạy là phải áp dụng Mô hình Thất-Bại khi nghĩ về quyết định phải làm. Mô hình đó như sau: Bạn thấy khó quyết định. Bạn sợ cứng người khi nghĩ đến hậu quả một mất một còn. Bạn phân vân lưỡng lự, bị ám ảnh bởi những lời than: “Mình nên hay không nên làm chuyện này? Nếu chọn cách này thì điều gì sẽ xảy ra?