Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu sản xuất, ứng dụng chế phẩm sinh học SH - BV1 phòng trừ tuyến trùng và nấm bệnh hại rễ hồ tiêu, cà phê ở Gia Lai và Đắk nông

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nội dung bài viết trình bày kết quả và thảo luận về khối lượng sản xuất, thành phần và hàm lượng vi sinh vật trong chế phẩm SH - BV1, nghiên cứu ứng dụng chế phẩm sinh học SH - BV1 phòng trừ tuyến trùng và nấm bệnh hại rễ hồ tiêu, cà phê ở Gia Lai và Đắk nông. | VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT, ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC SH-BV1 PHÒNG TRỪ TUYẾN TRÙNG VÀ NẤM BỆNH HẠI RỄ HỒ TIÊU, CÀ PHÊ Ở GIA LAI VÀ ĐĂK NÔNG Nguyễn Thị Chúc Quỳnh1, Trần Văn Huy1, Nguyễn Thu Hà2, Lê Văn Trịnh , Vũ Thị Hiền1, Phạm Thị Minh Thắng1, Phùng Quang Tùng1 1 Viện Bảo vệ Thực vật 2 Viện Thổ Nhưỡng Nông hóa 1 TÓM TẮT Chế phẩm SH-BV1 gồm 6 loài vi sinh vật: A. beijerinckii, B. gisengihumi, S. owasiensis, B. subtilis, T. harzianum và M. anisopliae và thảo mộc. Hiệu lực phòng trừ tuyến trùng hại rễ hồ tiêu tại Gia Lai đạt 59,60 - 82,98%, trừ nấm Phytophthora spp. trong đất hồ tiêu đạt 53,88 – 68,27%, trừ nấm Fusarium spp. trong đất hồ tiêu đạt 70,55 - 78,15%. Hiệu lực phòng trừ tuyến trùng hại rễ cà phê tại Đắc Nông đạt 61,77 - 79,32%, trừ nấm Fusarium spp. trong đất cà phê đạt 69,82 – 74,68%. Từ khóa: SH-BV1, hồ tiêu, cà phê, tuyến trùng, Fusarium, Phytophthora I. MỞ ĐẦU Cà phê và hồ tiêu là hai loại cây công nghiệp xuất khẩu chủ lực của nước ta. Trong những năm gần đây Việt Nam luôn đứng vị trí hàng đầu thế giới về xuất khẩu hai mặt hàng nông sản này. Cùng với sự phát triển về diện tích, sản lượng cà phê và hồ tiêu thì dịch hại cũng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đối với cây hồ tiêu, bệnh chết nhanh và hội chứng chết chậm đã và đang diễn ra khá nghiêm trọng ở tất cả các vùng trồng tiêu trong cả nước. Bệnh đã gây hại nặng hàng chục ngàn hecta tiêu tại các tỉnh Quảng Trị, Gia Lai, Đăk Nông, Đăk Lăk, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu,. [2, 4, 5]. Trên cà phê, hiện tượng vàng lá và chết dần xảy ra khá phổ biến vào mùa khô tại tất cả các vùng trồng cà phê của cả nước: Đăk Lăk, Đắc Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Quảng Trị, Nghệ An,. [2, 5]. Nguyên nhân chính gây nên dịch hại trên chủ yếu là: tập đoàn tuyến trùng gây hại rễ như Medoilogyne, Pratylenchus, Rotylenchulus, và các loại nấm bệnh trong đất như Phytophthora, Fusarium, Pythium và Rhizoctonia,. [1, 3] dẫn đến sự phát triển không bền vững của sản xuất và xuất

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.