Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung bài viết trình bày kết quả về nghiên cứu hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường, không khí ở huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên; xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường không khí, môi trường nước và sự tác dộng do sự phát triển kinh tế xã hội tới môi trường không khí, môi trường nước huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. | Nghiên cứu hiện trạng và dự báo sự thay đổi môi trường không khí và nước huyện Đại Từ đến năm 2020 Phạm Tất Đạt Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn ThS ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02 Người hướng dẫn: TS. Vũ Văn Mạnh Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Nghiên cứu hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường, không khí, xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường không khí, môi trường nước, sự tác dộng do sự phát triển kinh tế xã hội tới môi trường không khí, môi trường nước. Dự báo sự thay đổi chất lượng môi trường không khí do hoạt động không khí, hoạt động phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 trên địa bàn huyện Đại Từ. Đề xuất các chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững trên đại bàn huyện. Keywords: Khoa học môi trường; Bảo vệ môi trường; Đại từ Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km với tổng diện tích tự nhiên là 57.415,7 ha, chiếm 16,26% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Trên địa bàn huyện, nguồn tài nguyên, đất, nước, khoáng sản phong phú và đa dạng, có khu du lịch Hồ Núi Cốc huyền thoại, huyện có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế, trong những năm gần đây tốc độ phát triển kinh tế của huyện luôn ở mức độ cao. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội là vấn đề gia tăng ô nhiễm, suy giảm chất lượng môi trường đất, nước, không khí, đa dạng sinh học; gây tác động trực tiếp đến đời sống nhân dân và sự phát triển bền vững trên địa bàn huyện. Theo kết quả quan trắc hiện trạng môi trường trên địa bàn huyện và số liệu từ nhiều dự án, đề tài nghiên cứu cho thấy không khí ở nhiều điểm tại các vùng khai thác khoáng sản đã bị ô nhiễm do bụi, khí SO2; Nguồn nước sông Công và các phụ lưu của Sông Công trên địa bàn huyện đã bị ô nhiễm rõ rệt do chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng, dầu mỡ, vi sinh; nước ngầm ở một số vùng dân cư đã có biểu hiện ô nhiễm chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng,