Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả điều trị và tính an toàn của trà gừng trong điều trị nôn, buồn nôn do thai nghén. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, thực hiện tại bệnh viện Phụ sản Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA TRÀ GỪNG TRONG ĐIỀU TRỊ BUỒN NÔN, NÔN DO THAI NGHÉN Nguyễn Thị Thanh Hà* TÓM TẮT Tình hình và mục tiêu nghiên cứu: Trong 3 tháng đầu của thai nghén, người phụ nữ thường cảm thấy mỏi mệt hoặc buồn nôn là khá phổ biến. Khoảng 90% người có thai đều bị nôn, buồn nôn giai đoạn đầu, sau đó chỉ còn khoảng 10% ở tuần thứ 20. Mức độ buồn nôn và nôn (ói mửa) khác nhau tùy người. Phần lớn, những trường hợp thường nhẹ và mất đi vào tuần thứ hai mươi. Có rất nhiều loại thuốc tân dược được dùng điều trị buồn nôn và nôn với những tác dụng phụ như bị khô miệng, khó tiểu, nhìn mờ, buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu trong đó khả năng dị dạng thai là biến chứng làm hạn chế sự sử dụng. Từ lâu, Gừng đã được sử dụng dùng làm gia vị, thực phẩm từ lâu đời và phòng chống nôn theo kinh nghiêm dân gian ở một số nước. Gừng đã được FAD Cục quản lý dược phẩm Mỹ liệt vào danh sách thảo dược an toàn và tự nhiên. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu tác dụng của gừng an toàn trong thai kỳ có tác dụng chống nôn. Một số phụ nữ mang thai đã lựa chọn Gừng điều trị chông nôn. Tuy nhiên đa số thai phụ còn chưa sử dụng Gừng dưới dạng trà uống. Việc sử dụng trà Gừng để điều trị buồn nôn, nôn khi có thai ở các bệnh viện phụ sản Việt Nam còn chưa phổ biến. Vì lý do đó cần thiết nên tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích: Đánh giá hiệu quả điều trị và tính an toàn của trà Gừng trong điều trị nôn, buồn nôn do thai nghén. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, thực hiện tại bệnh viện Phụ sản Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012. Đối tượng nghiên cứu: 94 bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 24,18 ± 3,65. Trong đó có 47 bệnh nhân điều trị trà Gừng và 47 bệnh nhân điều trị Primperal. Trung bình tuổi thai là 11,106 ± 1,931, đa số là sinh con thứ nhất (con so) chiếm 75,53%. Phương tiện đánh giá: Đánh giá mức độ cải thiện số lần nôn, số lượng nôn, các triệu chứng: khô