Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung tài liệu giới thiệu và trình bày về các chuẩn mực chống phân biệt đối xử và chuẩn mực bình đẳng giới thực chất của CEDAW, những điều cụ thể của CEDAW và những đề xuất chung liên quan đến tuổi hưu, thực tiễn toàn cầu về chấm dứt phân biệt đối xử dựa trên tuổi tác đối với lại phụ nữ, cập nhật tình hình về tuổi nghỉ hưu cho phụ nữ ở Việt Nam và những ảnh hưởng của vấn đề này. | CEDAW, QUYỀN PHỤ NỮ VÀ TUỔI NGHỈ HƯU Ở VIỆT NAM 1. Giới thiệu Luật Bình đẳng giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006) (Điều 22) kêu gọi Quốc Hội giám sát việc lồng ghép các nguyên tắc bình đẳng giới trong soạn thảo pháp luật. Luật này cũng chỉ ra rằng nếu một công ước quốc tế đã được thông qua, những sửa đổi nhằm phù hợp với những cam kết quốc tế đó sẽ được áp dụng. Một trong những công cụ quốc tế toàn diện về quyền con người nhằm giải quyết bất bình đẳng đối với phụ nữ đó là Công ước về Chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) mà Việt Nam đã thông qua năm 1982. Việc sửa đổi những điều khoản còn mang tính phân biệt đối xử trong luật pháp và chính sách hiện nay là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo luật pháp và chính sách Việt Nam phù hợp với Luật Bình đẳng giới và CEDAW. Vì lẽ đó, các cơ quan LHQ đã phối hợp với Chính phủ Việt Nam trong việc phân tích và chỉnh sửa luật pháp theo tinh thần công ước CEDAW. Một trong những lĩnh vực luật pháp then chốt, mà phân biệt đối xử về giới vẫn còn tồn tại một cách rõ ràng là sự khác biệt tuổi hưu giữa phụ nữ (55 tuổi) và nam giới (60 tuổi), được nêu trong Luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội. Sự khác biệt về tuổi nghỉ hưu giữa phụ nữ và nam giới ở Việt Nam đã và đang là một chủ đề có nhiều bàn cãi, và đặc biệt trong quá trình soạn thảo Luật Bình đẳng giới và chỉnh sửa Luật Lao động những năm gần đây. Vấn đề này cũng đã được nhắc lại nhiều lần để tiếp tục nghiên cứu. Những vấn đề về tuổi nghỉ hưu liên quan chặt chẽ tới hệ thống bảo hiểm xã hội và quỹ lương quốc gia, liên quan tới ngân sách nhà nước, thị trường lao động, nghèo đói, y tế và phúc lợi cho nhóm dân số già, cũng như bình đẳng giới. Đây là những vấn đề chính sách phức tạp cần được giải quyết. Tuy nhiên, nhìn từ quan điểm CEDAW và kinh nghiệm quốc tế, thì sự khác biệt về tuổi hưu là hình thức phân biệt đối xử trực tiếp đối với phụ nữ, và không phù hợp với chuẩn mực của CEDAW. Chuyên đề thảo luận này được chuẩn bị nhằm vận động cho bình .