Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Chúng tôi đã thử nghiệm chuyển gen thành công với hai phương pháp chuyển gen bằng Agrobacterium tumefaciens và bắn gen trên lan hồ điệp (Phalaenopsis amabilis L.) dựa trên nguồn vật liệu ban đầu là PLBs được nuôi trên môi trường lỏng tĩnh. Với thí nghiệm chuyển gen gián tiếp, chủng A. tumefaciens C58pGV2260 mang plasmid p35SGUSINT chứa gen uidA và nptII được sử dụng và thu được kết quả biểu hiện GUS tối ưu ở nồng độ acetosyringone 50 µM sau 4 ngày đồng nuôi cấy. Đối với phương pháp chuyển gen trực tiếp, chúng tôi sử dụng hệ thống máy bắn gen BiolisticTM PDS-1000/He để biến nạp plasmid pBAR-GUS (chứa gen uidA và bar). Kết quả cho thấy, tỉ lệ biểu hiện GUS cao nhất được ghi nhận ở khoảng cách bắn 6 cm, nồng độ tungsten/DNA plasmid là 500 μg/0,5 μg. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 11, SOÁ 10 - 2008 THỬ NGHIỆM CHUYỂN GEN TRÊN LAN HỒ ĐIỆP (PHALAENOPSIS AMABILIS L.) BẰNG PHƯƠNG PHÁP BẮN GEN VÀ AGROBACTERIUM TUMEFACIENS Trần Lê Lưu Ly, Nguyễn Hữu Hoàng, Bùi Lan Anh, Trần Nguyên Vũ, Bùi Văn Lệ Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, ĐHQG – HCM (Bài nhận ngày 08 tháng 10 năm 2007, hòan chỉnh sửa chữa ngày 05 tháng 05 năm 2008) TÓM TẮT: Chúng tôi đã thử nghiệm chuyển gen thành công với hai phương pháp chuyển gen bằng Agrobacterium tumefaciens và bắn gen trên lan hồ điệp (Phalaenopsis amabilis L.) dựa trên nguồn vật liệu ban đầu là PLBs được nuôi trên môi trường lỏng tĩnh. Với thí nghiệm chuyển gen gián tiếp, chủng A. tumefaciens C58pGV2260 mang plasmid p35SGUSINT chứa gen uidA và nptII được sử dụng và thu được kết quả biểu hiện GUS tối ưu ở nồng độ acetosyringone 50 µM sau 4 ngày đồng nuôi cấy. Đối với phương pháp chuyển gen trực tiếp, chúng tôi sử dụng hệ thống máy bắn gen BiolisticTM PDS-1000/He để biến nạp plasmid pBAR-GUS (chứa gen uidA và bar). Kết quả cho thấy, tỉ lệ biểu hiện GUS cao nhất được ghi nhận ở khoảng cách bắn 6 cm, nồng độ tungsten/DNA plasmid là 500 μg/0,5 μg. 1.GIỚI THIỆU Lan Hồ Điệp (Phalaenopsis sp.) là một trong những loại cây cảnh phổ biến, có giá trị kinh tế cao và được ưa chuộng vào bậc nhất nhì ở hầu hết các nước trên thế giới. Theo số liệu thống kê của USDA, chỉ riêng tại thị trường Mỹ năm 2004, hơn 35,7 triệu cây Lan Hồ Điệp được tiêu thụ (tương đương 102 triệu USD), xếp thứ 2 về doanh thu sau cây Trạng Nguyên (Poinsettia) [4]. Cho đến nay, nhiều loài Lan Hồ Điệp chất lượng cao, có màu sắc và cấu trúc hoa đa dạng, nhiều nhánh, nhiều phát hoa, có hương thơm được nhân giống và lai tạo bằng phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, phạm vi và tính linh hoạt của các phương pháp này còn hạn chế, kỹ thuật chuyển gen có thể đưa ra một con đường hiệu quả hơn các phương thức thông thường cho phép đưa các tính trạng đặc biệt vào Lan Hồ Điệp như khả năng tổng hợp sRNA kháng virus gây cháy lá, khả năng tự .