Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mời bạn đọc đến với nội dung phần 2 của cuốn sách "Khám phá rượu vang" để tìm hiểu thêm về đặc trưng của rượu vang, cách chọn rượu vang sao cho phù hợp với món ăn, cách phân biệt rượu vang thật giả, cách nếm thử và phục vụ rượu vang. | VII. CÁCH THỬ NẾM VÀ PHỤC VỤ RƯỢU VANG 1. Thử nếm rượu vang Một khi bạn đã biết uống và thưởng thức rượu vang thì tức là bạn đã có một bước tiến đến quá trình thử nếm rượu vang. Thử nếm rượu trước hết là phân tích những cảm giác bạn nhận được khi nếm rượu vang rồi sau đó là sự diễn đạt những cảm xúc đó bằng những từ ngữ cụ thể, chính xác và thích hợp. Thử nếm rượu vang, hay nói khác đi là phân giải những cảm quan cho phép bạn đánh giá chất lượng của rượu vang và tìm ra những nhược điểm, nếu có. Thử nếm rượu vang được chia ra làm 3 giai đoạn, nhờ 3 giác quan chính: mắt, mũi và miệng. 1.1. Quan sát bằng mắt Rượu trong hay đục, áo rượu (Robe du Vin) có rực rỡ hay xỉn tối, màu sắc áo đậm hay nhạt, đường rua của áo rượu có màu gì? Đối với rượu vang nổ hay rượu champagne, cần quan sát xem bọt rượu có nhiều không, có mịn không? 1.2. Ngửi bằng mũi Giai đoạn này rất quan trọng. Bước đầu, bạn ngửi rượu bất động trong ly. Sau đó, bạn lắc ly cho rượu trong ly tiếp xúc nhiều hơn với khí oxy và phát huy được hết hương vị của nó. Dí mũi vào ly, hít mạnh để cảm nhận những hương vị đó. Nếu cần, bạn có thể lặp đi lặp lại động tác này. Tiếp đó là giai đoạn đánh giá sự đậm đặc hay nhạt nhẽo của hương vị, chất lượng hương vị và xuất xứ của hương vị đó. Nói chung các hương vị có trong rượu được chia thành các nhóm mùi: 1.2.1. Mùi quả: chuối, cam, chanh, bưởi, ổi, táo, đào, lê, anh đào, chanh leo, dứa, xoài, dâu tây, nho đen 1.2.2. Mùi hoa: hoa hồng, hoa lan, hoa đào gai, hoa đoạn, hoa violette 1.2.3. Mùi cỏ, mùi rêu: cỏ mới cắt, ớt xanh, rong rêu, rơm rạ ướt 1.2.4. Mùi hóa chất: dấm chua, rượu hả hơi, rượu cồn mạnh 1.2.5. Mùi gia vị: hạt tiêu, ớt bột, cà-ri, hồi, quế, vani 1.2.6. Mùi da thú: da thuộc, lông thú khô hoặc ướt, mùi xạ hương, mùi chồn cáo 1.2.7. Mùi các chất rang, chất cháy: cà phê, caramen cháy, Chocolates, bánh mì nướng 1.2.8. Mùi nhựa cây: thông, tùng, trắc 1.3. Nếm bằng miệng Đây là giai đoạn cuối, cho phép xác định chính xác “hương vị rượu” và sự hài hòa giữa