Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết đã phân tách riêng các tầng lớp xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Điều đó nhằm đưa ra những nhận xét khái quát riêng cho tiểu vùng kinh tế-xã hội phía Nam trong sự so sánh với bức tranh tổng thể cả nước nói chung. | TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 4 (200) 2015 29 XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI CẤU TRÚC CÁC TẦNG LỚP XÃ HỘI Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI ĐỖ THIÊN KÍNH Trên cơ sở hệ thống phân tầng xã hội trong cả nước, bài viết đã phân tách riêng các tầng lớp xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Điều đó nhằm đưa ra những nhận xét khái quát riêng cho tiểu vùng kinh tế-xã hội phía Nam trong sự so sánh với bức tranh tổng thể cả nước nói chung: 1. Trong thời kỳ đổi mới (đến năm 2012), cấu trúc các tầng lớp xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang dịch chuyển dần từ hình dạng “kim tự tháp” sang tiếp cận tới gần hình quả trám (hình thoi) với các tầng lớp ở giữa đang phình to ra. Trong khi đó, mô hình phân tầng xã hội ở cả nước vẫn có dạng hình “kim tự tháp”. 2. Cấu trúc các tầng lớp xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tương đương với giai đoạn Phát triển công nghiệp hóa. Trong khi đó, cả nước đang trong giai đoạn cuối của Khởi đầu công nghiệp hóa và đang bước sang Phát triển công nghiệp hóa, còn vùng Đồng bằng sông Hồng bắt đầu bước vào giai đoạn Phát triển công nghiệp hóa. Như vậy, sự phát triển xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ở giai đoạn cao hơn và cao nhất so với cả nước. Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa hiện nay ở Việt Nam, 8 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (1) đóng vai trò là đầu tàu kinh tế trong cả nước. Hệ thống giao thông (đường hàng không, cụm cảng sông biển, đường bộ, đường sắt) phát triển mạnh. Vùng này là trung tâm năng lượng (các nhà máy điện, khai thác dầu khí) của cả nước. Hoạt động dịch vụ và buôn bán (các siêu thị và Đỗ Thiên Kính. Tiến sĩ. Viện Xã hội học. Bài viết được thực hiện trong khuôn khổ đề tài Chuyển dịch cơ cấu xã hội trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020. (20142015), Chủ nhiệm: GS.TS. Bùi Thế Cường. trung tâm thương mại lớn của các tập đoàn trên thế giới) nhộn nhịp nhất nước. Về công nghiệp: “Tại đây có khu công nghệ cao, 2 khu chế .