Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm bổ sung thêm kiến thức bản địa của người dân Tà Ôi trong quản lý và phát triển rừng mây nước nhằm bảo tồn và phát huy kiến thức bản địa của người dân địa phương góp phần quản lý rừng mây bền vững. | TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 2(3) - 2018 KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN CÂY MÂY NƯỚC CỦA NGƯỜI DÂN TÀ ÔI Ở HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Văn Lợi, Hồ Thanh Hà, Dương Văn Thành, Hồ Đăng Nguyên, Hoàng Văn Dưỡng Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Liên hệ email: nguyenvanloi@huaf.edu.vn TÓM TẮT A Lưới là huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, là nơi phân bố tự nhiên của hai loài mây nước (mỡ và nghé), thuộc nhóm cây lâm sản ngoài gỗ, có giá trị nhất và được sử dụng rộng rãi ở miền Trung Việt Nam và vùng nhiệt đới châu Á. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm bổ sung thêm kiến thức bản địa của người dân Tà Ôi trong quản lý và phát triển rừng mây nước nhằm bảo tồn và phát huy kiến thức bản địa của người dân địa phương góp phần quản lý rừng mây bền vững. Nghiên cứu đã áp dụng phương pháp PRA kết hợp với đánh giá các mô hình trồng mây trên thực địa. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều người Tà Ôi có nhiều kinh nghiệm trong việc nhận biết đặc điểm hình thái, phân bố, cách thức khai thác các loài mây nước và một số kinh nghiệm về gây trồng và chọn cây mây mẹ lấy hạt giống phù hợp với điều kiện tự nhiên ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ khóa: A Lưới, kiến thức bản địa, mây nước, người Tà Ôi, quản lý. Nhận bài: 04/07/2018 Hoàn thành phản biện: 12/09/2018 Chấp nhận bài: 30/09/2018 1. MỞ ĐẦU Trong những năm qua, kiến thức bản địa của người Tà Ôi trong quản lý và bảo tồn các loài cây lâm sản ngoài gỗ, trong đó có các loài mây ngày càng được các cơ quan chức năng cũng như các nhà khoa học quan tâm. Theo Luise, Hoàng Xuân Tý và Lê trọng Cúc (1998), kiến thức bản địa là hệ thống kiến thức của các dân tộc bản địa tồn tại và phát triển trong từng điều kiện cụ thể với sự đóng góp của mọi các thành viên trong cộng đồng ở một vùng địa lý. Kiến thức bản địa có vai trò rất quan trọng, gắn liền với cuộc sống và sinh hoạt của người dân tộc thiểu số. Phần lớn người dân tộc thiểu số sống gần rừng và phụ thuộc .