Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Với việc xuất phát từ bản tính tự nhiên của con người để lập luận cho luật tự nhiên, quyền tự nhiên của con người và vấn đề nhà nước nhằm đảm bảo cho những quyền tự nhiên của con người được thực thi, Pufendorf đã trở thành người đầu tiên đặt nền móng cho tư tưởng triết học pháp quyền Đức, ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng pháp quyền của Christian Thomasius (1655 - 1728), Christian Wolff (1679 - 1754) và Immanuel Kant (1724 - 1804) cũng như thể chế chính trị pháp quyền Đức trong những thế kỷ XVII - XVIII. | 14 CHUYÊN MỤC TRIẾT HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC - LUẬT HỌC MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN CỦA SAMUEL VON PUFENDORF NGÔ THỊ MỸ DUNG Là nhà triết học, luật gia và nhà sử học nổi tiếng trong giai đoạn đầu của thời kỳ khai sáng Đức (1690 - 1720), Samuel von Pufendorf (1632 - 1694) đã để lại cho nhân loại nhiều tư tưởng có giá trị, trong đó có tư tưởng pháp quyền của ông. Với việc xuất phát từ bản tính tự nhiên của con người để lập luận cho luật tự nhiên, quyền tự nhiên của con người và vấn đề nhà nước nhằm đảm bảo cho những quyền tự nhiên của con người được thực thi, Pufendorf đã trở thành người đầu tiên đặt nền móng cho tư tưởng triết học pháp quyền Đức, ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng pháp quyền của Christian Thomasius (1655 - 1728), Christian Wolff (1679 - 1754) và Immanuel Kant (1724 - 1804) cũng như thể chế chính trị pháp quyền Đức trong những thế kỷ XVII XVIII. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kế thừa tư tưởng nhân văn của các nhà triết học thời kỳ phục hưng, đặc biệt là tư tưởng của Hugo Grotius (1583 - 1642) và Thomas Hobbes (1588 - 1679) về luật tự nhiên và quyền tự nhiên của con người, triết học pháp quyền Pufendorf cũng xuất phát từ bản tính tự nhiên để lập luận cho luật tự nhiên và quyền tự nhiên của con người, đề cao vai trò của Ngô Thị Mỹ Dung. Tiến sĩ. Khoa Triết học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. luật tự nhiên so với luật ban hành, xem luật tự nhiên là tiêu chí nền tảng của luật ban hành của một quốc gia cũng như luật pháp quốc tế. Những nội dung tư tưởng trên được Pufendorf phân tích một cách có hệ thống trong các tác phẩm viết bằng tiếng Latinh với tựa đề: Cơ sở lý luận của một lý thuyết pháp luật chung (Elementorum jurisprudentiae universalis libri duo) (1660), Tám cuốn sách của luật tự nhiên và luật quốc tế (De jure naturae et gentiuml libri octo) (1672) và Về nghĩa vụ của con người và của công dân theo luật tự nhiên (De officio hominis et civis TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 1 (197) 2015 juxta legem .