Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tiếp nối nội dung phần một, phần hai cuốn sách nay tác giả hướng dẫn bạn đọc cách làm sao để biến thế giới bên ngoài thành lớp học tài chinh cho trẻ? Làm thế nào để cắt nghĩa tiền tệ tiền tip, tiền thuế, tiền phí cầu đường và tiền vé? Làm thế nao giúp các teen quản lý tài chính?. và các nội dung khác. | CHƯƠNG 6 LÀM SAO ĐỂ BIẾN THẾ GIỚI BÊN NGOÀI THÀNH LỚP HỌC TÀI CHÍNH DÀNH CHO TRẺ? Đây là một chương quan trọng nên tôi chia ra làm hai phần. Để mở đầu, tôi sẽ chỉ cho bạn cách cùng với trẻ sử dụng thời gian và những kinh nghiệm bạn đã chia sẻ. Kế đến tôi sẽ nói về nghệ thuật tiêu dùng: làm sao để trở thành một người tiêu dùng thông thái hơn và một khái niệm rất quan trọng về giá trị tương đối , một điều sẽ giúp người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi có những quyết định chi tiêu hợp lí hơn. Đầu tiên, để tôi xin làm bạn an tâm một điều. Phần lớn các bậc phụ huynh thường cảm thấy áp lực khi dạy trẻ quá nhiều thứ. (Riêng việc dạy trẻ ngồi bô thôi đã làm bạn kiệt sức rồi!) Bạn có thể đang tự hỏi, “Một người mẹ quá tải như tôi kiếm đâu ra thời gian hay sức lực để mà đề cập đến một chủ đề khác nữa với con mình?” Khi chủ đề đó liên quan đến tiền bạc, thì bạn có thể. Việc này dễ hơn bạn tưởng, và trong chương này tôi sẽ chỉ cho bạn cách thức tiến hành. Bạn sẽ không cần phải soạn giáo án hay phải kiếm lấy một tấm bằng về tài chính. Tôi sẽ cung cấp cho bạn những ý tưởng, những gợi ý cũng như các công cụ (chẳng hạn như ngôn ngữ tài chính phù hợp để dùng với con bạn và các trò chơi lí thú, mọi lúc mọi nơi) nhằm truyền dạy những vấn đề cơ bản của quản lý tài chính cho nhóc nhà bạn. “Lớp học” của bạn sẽ là bất kì nơi nào bạn muốn, và vào bất kỳ thời điểm nào do bạn chọn – khi đang dọn bữa tối, đọc báo, đi mua sắm hằng tuần, hay khi đang lái xe. Bạn sẽ không chỉ truyền đạt những kỹ năng quản lý tài chính, mà biết đâu còn có thể nâng cao chất lượng khoảng thời gian bạn dành cho trẻ nữa. LÀM SAO ĐỂ CHA MẸ (GIÁN TIẾP) DẠY CON CÁI Hãy nghĩ về cách bạn đang dạy con mình nhé. Hầu hết cha mẹ dạy con theo hai cách khác nhau – một là không ý thức (bằng cách làm gương) và cách kia là có cân nhắc khi chuyện gì đó xảy ra nhắc họ phải nói chuyện với trẻ, cách này tôi gọi là dạy dỗ có điều kiện. Một bậc phụ huynh truyền kiến thức một cách không ý thức đơn giản bởi vì người đó cùng bạn đời của họ .