Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài được thực hiện nhằm xác định giá trị dinh dưỡng của rơm lúa sau khi ủ với nấm Pleurotus eryngii. Thí nghiệm (TN) 1 dùng nấm P. eryngii cấy vào rơm với tỷ lệ cấy là 0,5; 1,0; 1,5; 2,0; và 2,5% khối lượng của rơm ở dạng sử dụng (DSD) và ủ trong thời 2, 4, 6, và 8 tuần. Mỗi công thức TN được lặp lại 3 lần. Kết quả cho thấy tăng tỷ lệ cấy nấm với rơm và thời gian ủ đã làm giảm hàm lượng xơ NDF, ADL và tăng hàm lượng CP. | Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2018, 16(6): 578-584 www.vnua.edu.vn Vietnam J. Agri. Sci. 2018, Vol. 16, No. 6: 578-584 SỬ DỤNG NẤM PLEUROTUS ERYNGII TRONG CHẾ BIẾN RƠM LÀM THỨC ĂN CHO GIA SÚC NHAI LẠI Nguyễn Thị Huyền*, Nguyễn Thị Tuyết Lê, Bùi Quang Tuấn Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam * Tác giả liên hệ: nthuyencnts@vnua.edu.vn Ngày gửi bài: 18.06.2018 Ngày chấp nhận: 09.10.2018 TÓM TẮT Đề tài được thực hiện nhằm xác định giá trị dinh dưỡng của rơm lúa sau khi ủ với nấm Pleurotus eryngii. Thí nghiệm (TN) 1 dùng nấm P. eryngii cấy vào rơm với tỷ lệ cấy là 0,5; 1,0; 1,5; 2,0; và 2,5% khối lượng của rơm ở dạng sử dụng (DSD) và ủ trong thời 2, 4, 6, và 8 tuần. Mỗi công thức TN được lặp lại 3 lần. Kết quả cho thấy tăng tỷ lệ cấy nấm với rơm và thời gian ủ đã làm giảm hàm lượng xơ NDF, ADL và tăng hàm lượng CP. Hàm lượng xơ NDF, ADL đạt thấp nhất, trong khi hàm lượng CP đạt cao nhất khi ủ rơm với nấm ở tỷ lệ 2,5% sau 8 tuần ủ (P <0,001). Thí nghiệm 2 dùng nấm P. eryngii cấy vào rơm với tỷ lệ 2,5% có bổ sung mangan với mức là 100, 150, 200, 300 µg Mn/g rĄm ở DSD và ủ trong thời gian 2, 4, 6, và 8 tuần. Mỗi công thức TN được lặp lại 3 lần. Kết quả cho thấy bổ sung mangan với mức khác nhau khi ủ 2,5% nấm với rơm đã không ảnh hưởng đến hàm lượng xơ NDF, ADL và CP. Từ kết quả của hai thí nghiệm có thể thấy sử dụng 2,5% nấm ủ với rơm trong thời gian 4 tuần sẽ cho hiệu quả nhất trong việc giảm hàm lượng lignin và nâng cao hàm lượng protein thô trong rơm mà không cần bổ sung thêm mangan. Từ khóa: Pleurotus eryngii, rơm lúa, mangan, gia súc nhai lại. Use of Pleurotus eryngii Fungus for Treatment of Rice Straw as Feed For Ruminants ABSTRACT This study was conducted to determine the nutritional value of rice straw after incubation with Pleurotus eryngii fungus. In experiment 1, rice straw was treated with P. eryngii at the concentrations of 0.5, 1.0, 1.5, 2.0, and 2.5% of wet weight of substrate. The incubation times were 2, 4, 6 and 8 weeks. Each .