Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Phần hai cuốn sách" Vì sao tôi bị người ta ghét" tác giả nêu lên 25 vấn đề quan trọng về quan hệ tình bạn và cách giải quyết, cách ứng xử trong quan hệ tình bạn. | Phần 3 25 vấn đề quan trọng về quan hệ tình bạn và cách giải quyết Vấn đề quan hệ tình bạn 1 Cãi nhau Cách ứng xử hàng ngày: Luôn gây sự; thái độ gắt gỏng; làm bạn bè xa lánh Xây dựng kỹ năng quan hệ tình bạn: Giải quyết mâu thuẫn để mọi trẻ đều bằng lòng. “Dĩ nhiên con tức điên lên. Nó chẳng can cớ gì!” “Tại sao con phải xin lỗi trước? Nó gây chuyện.” “Thế là – Nó khỏi đến đây luôn. Chúng con hết còn cãi nhau.” CHUYỆN GÌ KHÔNG ỔN? Cãi nhau. Gây chuyện. La hét. Đóng sầm cửa. Khóc lóc. Làm tổn thương tình cảm. Cãi nhau là một phần nổi cộm khiến tại sao trẻ không hòa nhập được và do đâu tình bạn của chúng đổ vỡ. Tất nhiên mâu thuẫn cũng là một phần trong cuộc sống. Một khảo sát toàn quốc cho thấy 43 phần trăm trẻ trung học cơ sở cho biết trẻ xung khắc với nhau ít nhất một ngày hơn một lần. Một trong những kỹ năng tối cần thiết để xây dựng kỹ năng quan hệ tình bạn, bạn cần hướng dẫn con mình cách giải quyết các mâu thuẫn để trẻ có thể tiếp tục tồn tại trong đời sống giao tiếp xã hội đa dạng. Học cách ứng xử với tất cả các vấn đề nổi lên bất ngờ là một phần quan trọng của quá trình phát triển và là kỹ năng sống cần thiết. Điểm then chốt là con bạn phải học không những cách giải quyết các vấn đề mà còn học cách thực hiện được những điều đó êm suôi, biết cách bình tĩnh để tất cả các trẻ có liên quan đều cảm thấy mình không bị thua thiệt. Điều đó gọi là viễn tưởng thắng cuộc và là cách tốt nhất để giảm thiểu cãi nhau và khôi phục lại tình bạn. Việc học kỹ năng này không những làm tăng đáng kể hiệu số tình bạn của con bạn mà còn cải thiện sự hài hòa về bộ mặt của gia đình. Phải chăng điều đó từng là một điểm son? TẠI SAO ĐIỀU NÀY XẢY RA? Để hình dung tại sao con bạn thường hay cãi nhau với bạn bè, bạn cần đi sâu vào gốc rễ chuyện gì đang diễn ra. Tại sao con bạn và bạn bè của nó luôn luôn mâu thuẫn với nhau? Sau đây là những điều cần xem xét. Đánh dấu xác định điều có thể áp dụng. - Có phải đây là thái độ mới mẻ của trẻ? Nếu đúng vậy, có những thay đổi nào nổi cộm gần đây