Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết Chúa tiên Nguyễn Hoàng người mở đầu thời hội nhập của xứ đàng trong thế kỷ XVI - XVII trình bày nhà Lê sơ tiếp tục bó buộc Đại Việt theo tư tưởng Dĩ nông vi bản. Cùng thời với Nguyễn Hoàng, triều đinh Lê - Trịnh mải mê theo đuổi tham vọng vương quyền với định kiến Khổng Nho,. . | TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI SOÁ 9(181)-2013 41 SÖÛ HOÏC - NHAÂN HOÏC - NGHIEÂN CÖÙU TOÂN GIAÙO CHÚA TIÊN NGUYỄN HOÀNG NGƯỜI MỞ ĐẦU THỜI HỘI NHẬP CỦA XỨ ĐÀNG TRONG THẾ KỶ XVI-XVII NGUYỄN LỤC GIA TÓM TẮT Trước Nguyễn Hoàng, nhà Lê sơ tiếp tục bó buộc Đại Việt theo tư tưởng Dĩ nông vi bản. Cùng thời với Nguyễn Hoàng, triều đình Lê-Trịnh mải mê theo đuổi tham vọng vương quyền với định kiến Khổng Nho. Trong lúc bứt phá quyết liệt để tìm lối thoát trước cuộc khủng hoảng chính trị dai dẳng ở thế kỷ XVI, Nguyễn Hoàng đã bắt gặp con đường phát triển mà nhân loại đang đi: hội nhập khu vực và thế giới. Nhân 400 năm ngày mất của Tiên chúa Nguyễn Hoàng, bài viết nhìn lại một số đóng góp của ông trong lịch sử mở nước ở phương Nam. Cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI luồng mậu dịch hàng hải thế giới nối liền giữa phương Tây với phương Đông diễn ra cực kỳ sôi động. Tuyến đường thương mại đại dương quốc tế này đi ngang qua miền duyên hải các vương quốc Đông Nam Á trên những chặng dừng chân gần cuối. Liền kề với vương quốc Champa đang bị thu hẹp liên Nguyễn Lục Gia. Trường Trung học phổ thông Trần Quốc Tuấn, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. tục lãnh thổ, nhà nước Đại Việt tuy bị phân liệt về mặt thiết chế nhưng không ngừng vươn lên tích lực nhằm phá vỡ thế đối đầu. Dù vậy, trước khi ý đồ lớn lao giữa các đối thủ mang tầm chinh phục đem ra thực thi trực tiếp, hình thức của một số sự kiện cũng phần nào giúp người ngoài nhận diện khách quan ưu thế kẻ dự cuộc. Họ Nguyễn, khởi đầu là Nguyễn Hoàng, đã vượt lên trong nghịch cảnh sinh tồn này so với hai đối thủ của mình là vua Lê – họ Trịnh ở mặt Bắc và Champa ở phía Nam. TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC Không gian chật hẹp miền Thanh Nghệ trong cuộc trung hưng nhà Lê không đủ để tạo ra thế và lực vượt trội tiến về Đông Đô hạ bệ Mạc triều. Ngay khi phát động cần vương, viên đại thần Phụ quốc Nguyễn Kim đã khách quan thừa nhận: “Phần quân ta tuy có thế hiểm núi rừng, nhân lực ở Thanh Hóa, Nghệ An không ít nhưng về lương thực thì không đủ mà việc chuyển vận .