Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tài liệu gồm 2 phần khái quát lý thuyết pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước và hướng dẫn giải cụ thể bài 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 trang 107,108,109 sẽ giúp các em học sinh dễ dàng hơn trong việc ôn tập lại kiến thức bài học và định hướng phương pháp giải bài tập chuẩn xác nhất. Mời các em cùng tham khảo! | A. Tóm tắt lý thuyết Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước I. Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước 1. Trong lĩnh vực kinh tế: - Thứ nhất, pháp luật tạo ra khung pháp lí cần thiết của họat động kinh doanh. - Thứ hai, pháp luật ghi nhận và bảo đảm quyền tự do kinh doanh của công dân để khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng trong xã hội. - Thứ ba, thông qua các quy định về thuế, pháp luật khuyến khích các họat động kinh doanh trong những ngành, nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2. Trong lĩnh vực văn hóa - Pháp luật giữ vai trò chủ đạo, tác động tích cực vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam. - Những quy định của pháp luật về văn hóa góp phần phát huy giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân lọai, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam 3. Trong lĩnh vực xã hội - Pháp luật có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực xã hội. - Trong nền kinh tế thị trường, nhiều vấn đề xã hội phát sinh, cần phải được giải quyết: dân số và việc làm; bất bình đẳng xã hội và tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo; bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; xóa đói giảm nghèo; tệ nạn xã hội; đạo đức và lối sống; v.v - Các vấn đề xã hội trên đây chỉ có thể được giải quyết một cách hiệu quả nhất thông qua các quy định của pháp luật. 4. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường - Các quy định của pháp luật có tác dụng ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu của con người trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm bảo vệ có hiệu qua môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 5. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh - Pháp luật là cơ sở để tăng cường tiềm lực quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, thông qua đó tạo ra môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm cho đất nước có đầy đủ điều kiện để phát triển bền vững. .