Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh; phân tích các căn cứ hình thành chiến lược cho Công ty cổ phần dược phẩm Minh Dân. một số giải pháp chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần dược phẩm Minh Dân đến năm 2020. | TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài “Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần dược phẩm Minh Dân đến năm 2020” Tác giả luận văn: Nguyễn Thị Dương – Khóa 2011 -2013 Người hướng dẫn: TS. Phạm Thị Thu Hà Nội dung tóm tắt a, Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, nền công nghiệp dược phẩm Việt Nam có sự phát triển vững chắc, đáp ứng được một phần nhu cầu thuốc chữa bệnh của nhân dân. Ngành dược liệu Việt Nam có thêm rất nhiều cơ hội, tiềm năng: dân số Việt Nam đạt gần 87 triệu người vào năm 2009 và có thể đạt 99 triệu vào năm 2018. Nền kinh tế tiếp tục phát triển với tốc độ cao. Chi phí cho y tế còn thấp, tỷ lệ này sẽ tăng nhanh trong các năm tới, đặc biệt là chi phí cho thuốc men cũng sẽ tăng nhanh và được dự đoán là sẽ tăng gấp đôi trong mỗi năm. Đây là một lợi thế lớn để cho ngành dược phát triển. Do đó, ngành sản xuất dược phẩm đang thu hút được sự đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây là một thuận lợi cho việc huy động vốn để đầu tư, mở rộng sản xuất, nghiên cứu phát triển. Bên cạnh những cơ hội và tiềm năng, ngành công nghiệp dược phẩm trong nước cũng đang đứng trước những thách thức không nhỏ như ngành sản xuất dược phẩm Việt Nam còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập ngoại cho sản xuất, trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất thuốc còn thấp và chưa được đầu tư đúng hướng, ngành công nghiệp dược phẩm trong nước còn gặp phải những khó khăn như kinh phí cho các đề tài nghiên cứu dược còn thấp và hạn hẹp; trang thiết bị của từng nhóm nghiên cứu thiếu và không đồng bộ, không đạt chuẩn cho những nghiên cứu sâu chuyên ngành, đặc biệt là những trang thiết bị đặc thù; chưa có sự phối hợp, hợp tác nghiên cứu để giải quyết những bài toán khó trong nghiên cứu khoa học; đội ngũ chuyên gia hóa dược còn thiếu, đặc biệt là chuyên gia nghiên cứu về công nghệ. Việt Nam còn thiếu công nghiệp hóa chất cơ bản phục vụ cho tổng hợp hóa dược. Công tác nghiên cứu và phát triển thị trường chưa được coi trọng, cùng với đó là sự cạnh tranh rất lớn của các