Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện cơ sở lý luận về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình hiện nay; đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn bàn tỉnh Tuyên Quang. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐÀO XUÂN CƯỜNG PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH - TỪ THỰC TIỄN TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÀ NỘI - 2016 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ THỊ HƯƠNG Phản biện 1: . Phản biện 2: . . Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp ., Nhà - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: - Đường - Quận - TP Thời gian: vào hồi giờ tháng năm 201. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm và đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này. Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình cũng cho thấy còn những tồn tại, hạn chế nhất định đòi hỏi phải có những nghiên cứu, đánh giá đầy đủ, nghiêm túc về những nguyên nhân phát sinh hành vi bạo lực gia đình, những hậu quả mà hành vi đó mang lại cùng những tác động của nó tới đời sống gia đình nói riêng cũng như ảnh hưởng tiêu cực tới xã hội nói chung. Cùng với đó, là việc nghiên cứu những quy định pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình cũng là vấn đề hết sức cần thiết để đánh giá toàn diện mức độ điều chỉnh, tác động của pháp luật hiện hành đối với các quan hệ xã hội có liên quan đến vấn đề bạo lực gia đình, từ đó phát huy những điểm tích cực và hạn chế, khắc phục những điểm còn bất cập trong thực tiễn thi hành