Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đánh giá kết quả điều trị sỏi tiết niệu bằng tán sỏi ngoài cơ thể với máy HKESWL V. Nghiên cứu được thực hiện ở 566 bệnh nhân sỏi tiêt niệu được tán sỏi ngoài cơ thể với máy HK- ESWL V tại bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng bình. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI TIẾT NIỆU BẰNG TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ TẠI BỆNH VIỆN ĐKKV BẮC QUẢNG BÌNH Lê Ngọc Bích*, Lê Đình Khánh** TÓM TẮT Đặt vấn đề và mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị sỏi tiết niệu bằng tán sỏi ngoài cơ thể với máy HKESWL V. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện ở 566 bệnh nhân sỏi tiêt niệu được tán sỏi ngoài cơ thể với máy HK- ESWL V tại bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng bình. Kết quả được so sánh với vị trí sỏi, độ cản quang của sỏi, độ ứ nước của thận có sỏi. Kết quả: Thành công chung 85%. Nguyên nhân thất bại có 8,8% bệnh nhân bỏ điều trị, 2,7% không vỡ phải chuyển mổ mở, 3,5% bệnh nhân yêu cầu chuyển khám tại tuyến trên. Sỏi có độ cản quang bằng với xương có tỉ lệ thành công cao, độ ứ nước nhiều có tỉ lệ thành công thấp (Độ II: 63,5%; không ứ nước : 84,8%); sỏi 15mm có tỉ lệ thành công 50%. Không có biến chứng nặng. Kết luận: bằng tán sỏi ngoài cơ thể với máy HK- ESWL V là phương pháp điều trị sỏi tiết niệu an toàn, hiệu quả. Từ khóa: Tán sỏi ngoài cơ thể, sỏi tiết niệu, điều trị sỏi tiết niệu. ABSTRACT ASSESSMENT ON RESULTS OF URINA RY STONE TREATMENT BY ESWL WITH HK- ESWL V MACHINE AT GENERAL HOSPITAL IN THE NORTH OF QUANG BINH Le Ngoc Bich, Le Dinh Khanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 269 273 Introduction and objectives: To evaluate treatment outcomes of urinary stone by ESWL with HK-ESWL V machine at General Hospital in the north of Quang Binh. Materials and methods: The study was conducted in 566 patients were treated by ESWL with HK-ESWL V machine at General Hospital in the North of Quang Binh. The results were compared with position of stones, the contrast of stone, the level of hydronephrosis. Results: The overall success of 85%. Causes of failure are patients leave treatment (8,8%), stones not broken (2,7%), patients requiring change at the next examination at higher level hospital (3.5%). No .