Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài này được thực hiện với mục tiêu khảo sát tác dụng của cao chiết cồn và cao chiết nước từ lá đại bi trên thực nghiệm gây tăng acid uric cấp và mạn. bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ ACID URIC MÁU CỦA CAO CHIẾT TỪ LÁ ĐẠI BI (BLUMEA BALSAMIFERA L. (DC), ASTERACEAE) TRÊN THỰC NGHIỆM Lê Thị Minh Dung*, Nguyễn Thị Thu Hương* TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh các cao chiết từ Đại bi (Blumea balsamifera) có hoạt tính ức chế xanthine oxidase (XO), ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn. Đề tài này được thực hiện với mục tiêu khảo sát tác dụng của cao chiết cồn và cao chiết nước từ lá Đại bi trên thực nghiệm gây tăng acid uric cấp và mạn. Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Cao cồn được chuẩn bị bằng cách chiết ngấm kiệt bột nguyên liệu qua hai giai đoạn là cồn 48% và nước. Cao nước được chuẩn bị bằng cách đun nguyên liệu 2 lần với nước nóng ở 100°C. Nghiên cứu in vitro: khảo sát hoạt tính ức chế XO. Nghiên cứu in vivo: Các cao thử được cho uống một liều duy nhất hay uống dự phòng 5 ngày trước khi gây mô hình gây tăng acid uric cấp trên chuột nhắt trắng bằng kali oxonat (tiêm phúc mô 300 mg/kg). Ở mô hình gây tăng acid uric mạn bằng cách tiêm cách nhật liều kali oxonat giảm dần (từ 300 mg/kg xuống 150 mg/kg), các cao thử được cho uống liên tục trong 7-14 ngày. Allopurinol được sử dụng làm đối chiếu dương. Kết quả: Kết quả nghiên cứu in vitro cho thấy cao cồn và cao nước có hoạt tính ức chế XO với IC50 lần lượt là 170,7µg/ml và 170,5µg/ml. Ở mô hình gây tăng acid uric cấp, cao cồn (liều 1,27g/kg và 2,55g/kg) và cao nước (liều 2,5g/kg và 1,25g/kg) uống một liều duy nhất hay uống dự phòng 5 ngày đều có tác dụng làm giảm hàm lượng acid uric trong huyết tương. Ở mô hình gây tăng acid uric mạn, các cao chiết cồn và nước làm giảm hàm lượng acid uric trong huyết tương ở ngày 7 và 14 hiệu quả hơn so với kết quả trên mô hình gây tăng acid uric cấp. Kết luận: Cao chiết từ lá Đại bi có hoạt tính ức chế xanthine oxidase và có tác dụng hạ acid uric máu trên thực nghiệm gây tăng acid uric cấp và