Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghiên cứu với mục tiêu đánh giá tính khả thi và kết quả sớm của phẫu thuật LIFT so với phẫu thuật cắt mở đường rò trong điều trị rò hậu môn xuyên cơ thắt.Nghiên cứu thực hiện bao gồm các trường hợp rò hậu môn xuyên cơ thắt, có một đường rò, được tiến hành tại bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh từ tháng 5/2007 đến 3/2011. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học KẾT QUẢ SỚM CỦA PHẪU THUẬT LIFT TRONG ĐIỀU TRỊ RÒ HẬU MÔN XUYÊN CƠ THẮT Trần Thị Tranh*, Lê Châu Hoàng Quốc Chương**, Nguyễn Trung Tín** TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá tính khả thi và kết quả sớm của phẫu thuật LIFT so với phẫu thuật cắt mở đường rò trong điều trị rò hậu môn xuyên cơ thắt. Phương pháp: Can thiệp lâm làng, không ngẫu nhiên, bao gồm các trường hợp rò hậu môn xuyên cơ thắt, có một đường rò, được tiến hành tại bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh từ tháng 5/2007 đến 3/2011. Kết quả: Chúng tôi đã thực hiện 30 ca phẫu thuật LIFT, 30 ca phẫu thuật cắt mở đường rò. Thời gian thực hiện phẫu thuật trung bình của nhóm phẫu thuật cắt mở là 21,67 ±8,64 phút, nhóm phẫu LIFT là 28,33 ± 8,67 phút. Thời gian nằm viện tương đương giữa 2 nhóm. Thời gian lành vết thương trung bình của nhóm phẫu thuật cắt mở là 6,37 ± 2,23 tuần, nhóm phẫu thuật LIFT là 4,53 ± 1,61tuần. Phẫu thuật LIFT Có 1 trường hợp bị biến chứng chảy máu. Không có sự khác biệt về đau sau mổ giữa 2 nhóm. Tái phát trong thời gian theo dõi 3 tháng sau mổ chưa ghi nhận được trong nghiên cứu này. Kết luận: Phẫu thuật LIFT trong điều trị rò hậu môn xuyên cơ thắt có một đường rò thực hiện an toàn và có kết quả sớm chấp nhận được so với phẫu thuật cắt mở đường rò. Từ khóa: Rò hậu môn, cắt mô xơ đường rò, LIFT, không tự chủ. ABSTRACT EARLY RESULTS OF THE LIGATION OF INTERSPHINCTERIC FISTULA TRACT FOR TRANSPHINCTERIC FISTULA Tran Thi Tranh, Le Chau Hoang Quoc Chuong, Nguyen Trung Tin * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 121 - 125 Purpose: To evaluate the feasibility and results of the ligation of intersphinteric fistula tract comparing with fistulectomy for the treatment of trans-sphincter anal fistula. Methods: The interventional research was conducted at the University Hospital of Medicine and Pharmacy in Ho Chi Minh City from May 5/2007 to 3/2011. This was a no-randomized trial included the .