Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích nghiên cứu bài viết nhằm tạo tiền đề khoa học cho công tác quy hoạch và đánh giá khả năng cung cấp của nước cho dân sinh và công nghiệp trong tương lai; cũng như hạn chế các tác hại gây ra do khai thác nước dưới đất không hợp lý, cần thiết phải đánh giá chính xác trữ lượng khai thác tiềm năng trong trầm tích Kainozoi khu vực nghiên cứu. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 4, Số 1 (2016) TIỀM NĂNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRONG TRẦM TÍCH KAINOZOI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN PHÍA ĐÔNG NAM TỈNH QUẢNG TRỊ Nguyễn Đình Tiến*, Trần Thị Ngọc Quỳnh, Phạm Thị Lưu Khoa Địa lý – Địa chất, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế *Email: dinhtien59@yahoo.com.vn TÓM TẮT Trên cơ sở làm rõ các quy luật phân bố, bề dày, mức độ thấm, chứa nước, tính chất thuỷ lực, nguồn cung cấp và khả năng khai thác của các tầng chứa nước, tác giả đã sử dụng phương pháp cân bằng để đánh giá tiềm năng nước dưới đất trong trầm tích Kainozoi khu vực đồng bằng ven biển phía Đông Nam tỉnh Quảng Trị. Với kết quả như sau: Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất là QKTTN = 256.708m3/ng.đ, trong đó trữ lượng động tự nhiên Qtn = 186.614m3/ng.đ, chiếm 72,70% trữ lượng khai thác tiềm năng, trữ lượng tĩnh trọng lực Vtl = 38.357m3/ng.đ, chiếm 14,94% trữ lượng khai thác tiềm năng và trữ lượng tĩnh đàn hồi Vđh = 31.737m3/ng.đ, chiếm 12,36% trữ lượng khai thác tiềm năng. Các số liệu tính toán là cơ sở khoa học quan trọng cho việc đánh giá tiềm năng và bảo vệ nguồn nước dưới đất trong trầm tích Kainozoi khu vực đồng bằng ven biển phía Đông Nam tỉnh Quảng Trị, phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Từ khoá: trữ lượng khai thác tiềm năng, Đông Nam Quảng Trị. 1. MỞ ĐẦU Khu vực đồng bằng ven biển phía Đông Nam tỉnh Quảng Trị được giới hạn từ sông Thạch Hãn đến ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế, với diện tích 421,29 km2 (trong đó trầm tích Đệ tứ chiếm diện tích 419,75 km2), thuộc địa phận vùng đồng bằng ven biển của huyện Hải Lăng và huyện Triệu Phong. Ở đây nước dưới đất được sử dụng chủ yếu cho dân sinh và công nghiệp, do nước sông Thạch Hãn vào mùa khô bị nhiễm mặn; Ngoài ra đây cũng là khu vực phân bố phần lớn diện tích của khu kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị. Do vậy, nhằm tạo tiền đề khoa học cho công tác quy hoạch và đánh giá khả năng cung cấp của nước cho dân sinh và công nghiệp trong tương lai; .