Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bình Nguyên Lộc và Sơn Nam là hai cây đại thụ của văn học Nam Bộ. Bằng tài năng và tâm huyết, các ông đã khắc họa thành công vẻ đẹp của con người Nam Bộ trên hành trình mở đất và giữ đất. Đó là những con người quả cảm, sáng tạo, giàu hi sinh, có lòng lạc quan, yêu đời, không nguôi khắc khoải về cội nguồn khi chinh phục và gắn bó với miền đất tân lập. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 4, Số 2 (2016) CON NGƯỜI NAM BỘ TRÊN HÀNH TRÌNH MỞ ĐẤT VÀ GIỮ ĐẤT TRONG SÁNG TÁC CỦA BÌNH NGUYÊN LỘC VÀ SƠN NAM Phạm Thị Thu Thuỷ Khoa Xã hội, Trường Cao đẳng Hải Dương Email: phamthuthuyxhcdhd@gmail.com TÓM TẮT Bình Nguyên Lộc và Sơn Nam là hai cây đại thụ của văn học Nam Bộ. Bằng tài năng và tâm huyết, các ông đã khắc họa thành công vẻ đẹp của con người Nam Bộ trên hành trình mở đất và giữ đất, giúp độc giả có được cái nhìn đầy đủ, đa chiều về chân dung con người phương Nam. Đó là những con người quả cảm, sáng tạo, giàu hi sinh, có lòng lạc quan, yêu đời, không nguôi khắc khoải về cội nguồn khi chinh phục và gắn bó với miền đất tân lập. Từ khóa: con người Nam Bộ, mở đất, giữ đất. 1. MỞ ĐẦU Bình Nguyên Lộc (BNL) và Sơn Nam (SN) là những cây đại thụ của văn học Nam Bộ. Hai ông đều có bút lực dồi dào; giàu tình yêu với quê hương, xứ sở; cùng trải qua những thăng trầm của thời cuộc; đặc biệt là sống - viết chủ yếu vào giai đoạn vận mệnh dân tộc luôn đặt trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc: giai đoạn miền Nam bị tạm chiếm. Trong hoàn cảnh sinh hoạt văn nghệ tiến bộ bị đế quốc Mĩ và chính quyền ngụy vừa kìm kẹp, khủng bố, vừa “mê hoặc bởi các tiện nghi sinh hoạt hiện đại và lối ăn chơi hưởng thụ, trác táng, sa đọa” [11, tr. 21], BNL và SN đã lựa chọn được hướng đi đúng: đứng về phía nhân dân, đứng về phía dân tộc. Hai ông khẳng định cảm hứng chủ đạo trong các tác phẩm văn học là ca ngợi vẻ đẹp con người Nam Bộ. Quan niệm Phù sa (Tác phẩm của BNL, có ý tưởng làm sống lại cuộc Nam tiến vĩ đại của đồng bào Nam - Ngãi trong hành trình mở mang bờ cõi, dựng nên miền Lục tỉnh - P.T.T.T) “là một món nợ tinh thần mà mình cần phải trả. Khó mà nói trước được tháng nào năm nào mới trả hết nhưng không trả không xong” [Dẫn theo 1, tr. 21] và “Muốn hiểu “hồn dân tộc” thì nên xem việc khẩn hoang với những trung tâm văn hóa dân gian” [7, tr. 317], mặt khác để tránh sự kiểm duyệt gắt gao của Mĩ ngụy nhưng vẫn