Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết này giới thiệu một số kết quả về việc tìm hiểu khả năng sử dụng chế phẩm sinh học Vixura để xử lý bèo Nhật Bản tạo nguồn phân hữu cơ sinh học có chất lượng cao để tăng độ xốp, độ phì cho đất, hạn chế sử dụng phân hóa học, tăng thu nhập cho người dân và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 4, Số 1 (2016) XỬ LÝ BÈO NHẬT BẢN BẰNG CHẾ PHẨM SINH HỌC VIXURA TẠO NGUỒN PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC Nguyễn Minh Trí*, Ngô Nguyễn Quỳnh Chi Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế *Email:trihatrangthi@gmail.com TÓM TẮT Bèo Nhật Bản (Eichhornia crassipes) hay còn gọi là bèo Tây, Lục Bình có nguồn gốc từ Nam Mỹ đã được di nhập vào Việt Nam từ những năm 1902 với mục đích làm cảnh. Trong điều kiện thuận lợi, loài này có thể phát triển gấp đôi diện tích trong khoảng 10 ngày, hiện đã phân bố rộng khắp tại các thủy vực nước ngọt ở Việt Nam nói chung và ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Vì vậy, việc xử lý sinh khối bèo Nhật Bản đang là một vấn đề cần quan tâm hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy: sử dụng chế phẩm Vixura với liều lượng 200g/200 kg bèo cho hiệu suất tạo mùn với tỷ lệ 23,7%. Nguồn phân hữu cơ tạo thành có hàm lượng chất dinh dưỡng cao với nitơ tổng số chiếm 2,19%, photpho (P 2O5) là 1,97% và kali (K2O) chiếm 1,36%. Đây là nguồn phân bón giàu dinh dưỡng cho cây trồng. Từ khóa: bèo Nhật Bản, chế phẩm Vixura, phân hữu cơ. 1. MỞ ĐẦU Hiện nay trên địa bàn thành phố Huế và các vùng phụ cận, bèo Nhật Bản phát triển rất mạnh ở các ao hồ, sông nhỏ và lấp kín mặt nước. Sự phát triển quá mức của bèo trên các thủy vực sẽ gây cản trở dòng chảy, làm giảm lưu thông của nước, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người dân trong khu vực. Trong những năm qua các địa phương phải tiêu tốn rất nhiều kinh phí cho việc trục vớt bèo, khơi thông dòng chảy trước mùa mưa lũ để hạn chế việc sập cầu cống do các mảng bèo vướng vào. Ngoài ra, do mật độ quá dày nên dẫn đến tình trạng bèo chết với số lượng lớn gây ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái của thủy vực. Các chế phẩm vi sinh vật được xem là một công cụ hữu hiệu để giải quyết những vấn đề ô nhiễm môi trường. Hiện nay phương pháp sử dụng chế phẩm vi sinh vật để xử lý chất thải rắn sinh hoạt, bùn ao nuôi thủy sản, các phụ .