Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghiên cứu này nhằm mô tả các đặc điểm trẻ nhiễm khuẩn huyết được lọc máu liên tục, đó là 33 trường hợp nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc nhiễm khuẩn được lọc máu tại khoa hồi sức tích cực - chống độc bệnh viện Nhi đồng 1. bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 ĐẶC ĐIỂM TRẺ NHIỄM KHUẨN HUYẾT ĐƯỢC LỌC MÁU LIÊN TỤC Phùng Nguyễn Thế Nguyên * TÓM TẮT Đặt vấn đề-mục tiêu: Lọc máu đang được dùng để hỗ trợ điều trị rối loạn chức năng cơ quan trong nhiều bệnh lý ở trẻ em. Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn huyết hiện nay khuyến cáo dùng lọc máu để điều trịở trẻ nhiễm khuẩn huyết khi có tổn thương thận, dư dịch và trong rối loạn chức năng đa cơ quan. Tuy vậy vẫn còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu và ứng dụng nhất là ở trẻ em. Qua thời gian thực hiện lọc máu tại khoa Hồi sức Tích cực- Chống độc, bệnh viện Nhi đồng 1, chúng tôi thực hiện nghiên cứu vấn đề lọc máu trên trẻ nhiễm khuẩn huyết. Nghiên cứu này nhằm mô tả các đặc điểm ở đối tượng được lọc máu này. Phương Pháp nghiên cứu: mô tả tiến cứu 33 trường hợp nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc nhiễm khuẩn được lọc máu tại khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc bệnh viện Nhi đồng 1. Kết quả: Có 33 trẻ được lọc máu, tuổi trung bình là 53,4 ± 53,2 tháng và nam chiếm 57,6%, tuổi thấp nhất là 3 tháng, cân nặng trung bình là 18,4 ± 13 kg và cân nặng thấp nhất là 7 kg. 100% trẻ được giúp thở, 69,7% trẻ sốc nhiễm khuẩn, 67,7% dùng > 2 loại vận mạch và 54,5% trẻ tử vong. Thân nhiệt, mạch và huyết áp cải thiện qua lọc máu. Nhóm tử có thân nhiệt 37,1 ± 1,6oC thấp hơn nhóm sống 39 ± 1,3 oC. Creatinin giảm nhưng không khác nhau giữa nhóm sống và tử. Điện giải đồ ổn định ở cả 2 nhóm sống và tử. SGOT và SGPT không thay đổi trong 24 giờ lọc máu, nhưng nhóm tử có men gan cao hơn. Lactate máu giảm ở nhóm sống và tăng ở nhóm tử. Toan máu cải thiện ở nhóm sống hơn nhóm tử. Không khác biệt liều vận mạch ở nhóm sống và tử dù liều cao hơn ở nhóm tử. Mức PEEP cao ở nhóm tử và thấp ở nhóm sống Kết luận: Lọc máu cải thiện chức năng thận, ổn định điện giải đồ. Cải thiện lactate máu và toan ở nhóm sống. men gan không thay đổi ở trẻ nhiễm khuẩn huyết được lọc máu. Từ khóa: nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, lọc máu liên tục ABSTRACT TO STUDY .