Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cùng với quá trình phát triển của đất nước, nông nghiệp, nông thôn đang dần thay đổi:Cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư, nâng cấp, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, ô nhiễm môi trường nông thôn gia tăng do chất thải từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, và sinh hoạt đe dọa đến phát triển bền vững. Mục tiêu của bài báo là rà soát công tác bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn nhằm rút ra những ưu điểm và bất cập, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp. Các nhóm giải pháp kiến nghị là: Hoàn thiện chính sách bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn, phân định rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, tăng cường áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ xanh, sạch phù hợp cho hoạt động nông nghiệp, nông thôn. | BÀI BÁO KHOA HỌC MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN HIỆN NAY Nguyễn Thị Bích Ngọc1 và Bùi Quốc Lập2 Tóm tắt: Cùng với quá trình phát triển của đất nước, nông nghiệp, nông thôn đang dần thay đổi: Cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư, nâng cấp; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, ô nhiễm môi trường nông thôn gia tăng do chất thải từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, và sinh hoạt đe dọa đến phát triển bền vững. Mục tiêu của bài báo là rà soát công tác bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn nhằm rút ra những ưu điểm và bất cập, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp. Các nhóm giải pháp kiến nghị là: Hoàn thiện chính sách bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn; Phân định rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước; Tăng cường áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ xanh, sạch phù hợp cho hoạt động nông nghiệp, nông thôn. Từ khóa: Nông nghiệp, Nông thôn, Chính sách, Môi trường, Phát triển bền vững. 1. MỞ ĐẦU1 Khái niệm “Nông thôn” theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP (Chính_Phủ, 2010), là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp cơ sở là UBND xã; còn “Nông nghiệp” là ngành sản xuất vật chất, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu tạo ra lương thực thực phẩm. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nông nghiệp, nông thôn đang từng bước phát triển, điều kiện sống người dân nông thôn được cải thiện. Tuy nhiên, những hệ lụy gây ra đến môi trường ngày càng tăng đó là: nước thải ô nhiễm hữu cơ và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV), rác thải sinh hoạt và nguy hại, mùi hơi dung môi từ quá trình sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp. Song song với phát triển, hệ thống chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông thôn cũng đã và đang được điều chỉnh, bổ sung trong đó có các nội dung về bảo vệ môi trường (BVMT). Tuy nhiên, một mặt