Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu của đề tài là thiết lập được mô hình tạo ra các gia tốc nền đặc trưng cho các trận động đất bằng phương pháp mô hình hóa ngẫu nhiên kết hợp các điều kiện nền đất tại một vùng nào đó trên Thế giới, trong đó quy luật tắt dần chấn động các sóng động đất sẽ được đề cập. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI HO HỌC VÀ C NG NGH CẤP ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGHIÊN CỨU M PHỎNG GI TỐC NỀN CỦ TRẬN ĐỘNG ĐẤT XÉT ĐẾN YẾU TỐ IẾN TẠO NỀN ĐẤT VÀ ỨNG DỤNG VÀO VI C THIẾT LẬP ĐỒ THỊ TRẠNG THÁI PHÁ HỦY ẾT CẤU Mã số: Đ2015-02-135 Chủ nhiệm đề tài: TS. Đặng Công Thuật Đ N ng Th ng 05/2016 Đề tài KHCN cấp ĐHĐN MỞ ĐẦU 1) Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Gia tốc nền của trận động đất được sử dụng là dữ liệu đầu vào cần thiết cho phân tích kết cấu động phi tuyến theo thời gian trong trường hợp thiếu các dữ liệu ghi chép động đất. Các gia tốc nền có thể được tạo giả bằng cách điều chỉnh trực tiếp các băng gia tốc thực được ghi chép ở các vị trí có các đặc trưng nền đất gần giống với vị trí xây dựng công trình, chẳng hạn có cùng loại nền đất được qui định trong tiêu chuẩn thiết kế nhưng lại khác nhau về độ lớn tác động của động đất. Có thể nói phương pháp này khá đơn giản và chỉ có thể phần nào đảm bảo được một trong số các đặc trưng chính của sóng động đất so với yêu cầu thiết kế; không thể đảm bảo cùng lúc một số đặc trưng quan trọng của sóng động đất. Phương pháp thứ hai được thực hiện bằng cách tạo mới các gia tốc nền với các biên độ phổ phản ứng đàn hồi và góc pha dao động tuân theo những qui luật nào đó. Trong trường hợp nếu tại vị trí khảo sát có sẵn các dữ liệu thực tế thì ta có thể sử dụng phổ phản ứng của sóng động đất thực nhưng góc pha dao động được biến đổi, hoặc có thể sử dụng các phổ góc pha dao động của các sóng động đất thực nhưng các biên độ phổ phản ứng được lấy theo qui định trong tiêu chuẩn thiết kế. Ngoài ra, các gia tốc nền còn có thể được tạo ra bằng cách mô phỏng cơ chế phát sinh của động đất và đường truyền của sóng động đất đến các địa điểm xây dựng được khảo sát. Tuy nhiên phương pháp này khá phức tạp và khó khăn, đặc biệt đối với các kỹ sư xây dựng vì nó liên quan đến nhiều yếu tố khi mô hình hoá và sử dụng nhiều khái niệm trong lĩnh vực địa chấn học. Hiện nay, phương pháp này .