Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích nghiên cứu đề tài là tìm hiểu về các loại hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội; căn cứ áp dụng từng loại hình phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành và thực tiễn áp dụng ở nước ta hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả trong xử lý người chưa thành niên phạm tội góp phần cải tạo, giáo dục người chưa thành niên phạm tội có nhận thức đúng đắn, hạn chế tình trạng người chưa thành niên phạm tội đang ngày một gia tăng ở nước ta hiện nay. | MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người", lời dạy của Bác Hồ về giáo dục thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước đến nay vẫn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Nhận thức nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ nói chung, giáo dục thanh thiếu niên nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đất nước, Đảng và nhà nước luôn coi giáo dục thanh thiếu niên là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình hình thanh thiếu niên phạm tội ngày một gia tăng.Theo số liệu thống kê của ngành Tòa án cho thấy những vụ án do người chưa thành niên phạm tội thực hiện đã và đang chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng số các vụ án hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, nhà nước đã sử dụng Luật hình sự như một công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm và để giáo dục, cải tạo người chưa thành niên phạm tội. Bộ luật Hình sự năm 1999 đã dành hẳn một chương quy định về người chưa thành niên phạm tội tại Chương X: Những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội với phương châm giúp các em nhận thức, sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Căn cứ vào đặc điểm của người chưa thành niên, yêu cầu của việc phòng, chống tội phạm và xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa, luật hình sự quy định các hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội tại Điều 71 Bộ luật Hình sự bao gồm các hình phạt như: Cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn. Tuy nhiên, các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của xu thế hội nhập cũng như yêu cầu đấu tranh có hiệu quả với tình trạng tội phạm người chưa thành niên, cần phải được sửa đổi, bổ sung. Nghiên cứu một cách có hệ thống các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam không chỉ là vấn đề có ý nghĩa lý luận mà còn có