Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết này sẽ đề cập đến yêu cầu cấp thiết để ban hành pháp luật điều chỉnh quan hệ này và những kinh nghiệm trong quá trình xây dựng pháp luật về “Hợp đồng lao động không giờ”. | TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 7, Số 4, 2017 532–541 532 SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH PHÁP LUẬT VỀ “HỢP ĐỒNG KHÔNG GIỜ” TẠI VIỆT NAM Phạm Huy Tiếna* Khoa Luật, Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam a Lịch sử bài báo Nhận ngày 16 tháng 08 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 26 tháng 09 năm 2017 | Chấp nhận đăng ngày 27 tháng 09 năm 2017 Tóm tắt “Hợp đồng không giờ” (một dạng hợp đồng lao động) đã có những ảnh hưởng đến thị trường lao động của nước Anh. Tại Việt Nam đã tồn tại loại hình hợp đồng lao động này nhưng pháp luật vẫn chưa có quy định. Bài viết này sẽ đề cập đến yêu cầu cấp thiết để ban hành pháp luật điều chỉnh quan hệ này và những kinh nghiệm trong quá trình xây dựng pháp luật về “Hợp đồng lao động không giờ”. Từ khóa: Hợp đồng không giờ; Hợp đồng lao động; Lao động. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hợp đồng lao động không giờ (Hợp đồng không giờ) là loại hợp đồng lao động được giao kết giữa người sử dụng lao động và người lao động mà trong đó không quy định sự ràng buộc về thời gian cũng như cam kết một thời gian làm việc nhất định từ người sử dụng lao động đối với người lao động. Người lao động chỉ nhận tiền lương thực tế theo giờ công mà mình làm được, không kèm theo các chế độ phúc lợi và sự bảo đảm về việc làm (The Resolution Foundation, 2013). Từ khái niệm trên, chúng ta có thể thấy rằng “Hợp đồng không giờ” chỉ là một dạng hợp đồng lao động tạm thời thực hiện một công việc nhất định đã được thỏa thuận và chỉ khi nào người sử dụng lao động cần thì mới liên hệ người lao động đến làm việc và chi trả thù lao theo số giờ mà họ làm được. Các chế độ phúc lợi dành cho người lao động về thời gian nghỉ ngơi, thưởng, chế độ bảo hiểm, đều không có và hơn hết là không có sự bảo đảm công việc về lâu dài cho người lao động. Điểm mạnh của loại hình hợp đồng này nằm ở chỗ tạo sự tự do thoải mái trong mối quan hệ lao động, không có sự * Tác giả liên hệ: Email: tien.ph@ou.edu.vn TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 533 ràng .