Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết nghiên cứu đánh giá hiệu quả xử lý chất hữu cơ trong nước thải chăn nuôi bằng công nghệ sinh học lọc ngược dòng. Trong nghiên cứu này hệ thống sinh học lọc ngược dòng cải tiến kết hợp sử dụng giá thể vi sinh nhằm mục đích đánh giá khả năng xử lý nước thải chăn nuôi heo góp phần bảo vệ môi trường. | TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 7, Số 3, 2017 287–297 287 NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CHẤT HỮU CƠ TRONG NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI BẰNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC LỌC NGƯỢC DÒNG Văn Thoại Mỹa, Nguyễn Minh Kỳb*, Bùi Trâm Anha Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam b Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh - Phân hiệu Gia Lai, Gia Lai, Việt Nam a Lịch sử bài báo Nhận ngày 25 tháng 04 năm 2017 | Chỉnh sửa ngày 21 tháng 05 năm 2017 Chấp nhận đăng ngày 01 tháng 07 năm 2017 Tóm tắt Hệ thống sinh học lọc ngược dòng (USBF) kết hợp sử dụng giá thể vi sinh được vận hành trong thời gian 100 ngày và tiến hành thu thập dữ liệu ở trạng thái ổn định. Kết quả cho thấy hệ thống USBF có khả năng xử lý tốt các chất hữu cơ. Trong nghiên cứu này, việc loại bỏ các chất ô nhiễm từ nước thải chăn nuôi heo đã được đánh giá trong bể phản ứng USBF ở các thời gian lưu thủy lực (HRT) 6-15 giờ và thời gian lưu bùn (SRT) là 20 ngày. Các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng hiệu quả loại bỏ trung bình các chất gây ô nhiễm với HRT tương ứng 12 giờ. Hiệu quả xử lý trung bình của nhu cầu Oxy sinh học (BOD5), nhu cầu Oxy hoá học (COD) là 94.2% và 93.3%. Công nghệ USBF là quá trình sinh học tiên tiến loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi heo. Từ khóa: Chất hữu cơ; Ngược dòng; Nước thải chăn nuôi; USBF. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chăn nuôi vốn được biết đến là ngành sản xuất quan trọng và là sinh kế gắn liền với nhiều người dân Việt Nam. Trong đó, hoạt động nuôi heo chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lượng trang trại nông nghiệp. Đặc trưng của nước thải chăn nuôi heo chứa hàm lượng cao các hợp chất hữu cơ và dinh dưỡng (Nguyễn & Phạm, 2012). Sự có mặt các chất ô nhiễm hàm lượng cao là mối đe dọa lên tình trạng sức khỏe các thủy vực và trở thành mối quan tâm lớn của cộng đồng. Do đặc điểm nước thải chăn nuôi heo có chứa các chất ô nhiễm hàm lượng cao nên có nhiều sự quan tâm để nghiên cứu và xử lý. Nghiên cứu áp dụng bể phản ứng dạng mẻ SBR cho quá trình xử lý