Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành liên quan trực tiếp đến vấn đề thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết TCKDTM mục đích của luận văn là đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết TCKDTM nói riêng và pháp luật giải quyết TCKDTM nói chung nhằm đảm bảo mọi TCKDTM đều được giải quyết một cách thuận lợi và triệt để. | Hoàng tố nguyên Thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở việt nam hiện nay Chuyên ngành Kinh tế MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển đặc biệt khi nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), các quan hệ kinh doanh, thương mại (KDTM) ngày càng đa dạng, phong phú và mang những diện mạo sắc thái mới. Tương ứng với sự đa dạng phong phú của các quan hệ này, các tranh chấp kinh doanh, thương mại (TCKDTM) ngày càng muôn hình muôn vẻ và với số lượng lớn. Đáp ứng yêu cầu giải quyết các TCKDTM của cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế thực tiễn đã hình thành nhiều phương thức giải quyết TCKDTM như: thương lượng, hòa giải, giải quyết theo thủ tục Trọng tài, giải quyết theo thủ tục tư pháp. Ở Việt Nam các đương sự thường lựa chọn hình thức giải quyết TCKDTM bằng Toà án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích của mình khi thất bại trong việc sử dụng cơ chế thương lượng, hoà giải. Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp bằng con đường Toà án vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm đó là: vướng mắc từ phía pháp luật chưa phù hợp, dẫn đến việc áp dụng không đạt được tính thuyết phục; hướng dẫn của ngành không thống nhất, quan điểm giải quyết không thống nhất giữa các cấp giải quyết, điều đó làm cho hoạt động xét xử của Toà án gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Mặc dù năm 2011 Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung, nhưng các quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết TCKDTM của Tòa án vẫn chưa được khắc phục. Hơn nữa, trong Nhà nước pháp quyền cũng đòi hỏi hoạt động xét xử của Toà án phải đảm bảo công minh, nhanh chóng, chính xác và kịp thời tránh tình trạng tồn đọng án, giải quyết án kéo dài, dễ gây phiền hà, mệt mỏi cho các bên đương sự. 1 Trong giai đoạn hiện nay, cùng với việc tiếp tục đẩy nhanh quá trình cải cách kinh tế và cải cách nền hành chính quốc gia, công cuộc cải cách tư pháp cũng đang được Đảng và Nhà nước tích cực triển khai, .