Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của một số nước trình bày nhiều quốc gia trên thế giới đều hướng vào hình thành các điều kiện ổn định kinh tế vĩ mô thông qua chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Trong đó, chính sách tiền tệ chủ yếu tập trung ổn định tiền tệ (kiểm soát lạm phát), kết hợp mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và cân bằng cán cân thanh toán,. . | KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA MỘT SỐ NƯỚC ThS. NGUYỄN THỊ VÂN ANH - Đại học Lao động – Xã hội Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đều hướng vào hình thành các điều kiện ổn định kinh tế vĩ mô thông qua chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Trong đó, chính sách tiền tệ chủ yếu tập trung ổn định tiền tệ (kiểm soát lạm phát), kết hợp mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và cân bằng cán cân thanh toán. Bài viết đề cập tới kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra những bài học cho Việt Nam. Từ khóa: Ngân hàng trung ương, chính sách tiền tệ, dự trữ bắt buộc Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Theo Luật Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC), chức năng nhiệm vụ của ngân hàng này là hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ (CSTT); Phát hành đồng Nhân dân tệ (NDT) và giám sát sự lưu thông tiền tệ; Giám sát hoạt động thị trường liên ngân hàng và thị trường trái phiếu ngân hàng; Giám sát ngoại hối và giám sát thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. PBoC đặt ra mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian và mục tiêu cuối cùng trong việc điều hành CSTT của mình: - Về mục tiêu hoạt động: Từ năm 1998, mục tiêu hoạt động của PBoC gồm: Tiền cơ sở; dự trữ vượt mức; lãi suất trên thị trường tiền tệ. - Về mục tiêu trung gian: Từ tháng 1/1998, PBoC bãi bỏ chỉ tiêu về trần tín dụng và xây dựng chính thức chỉ tiêu mức cung tiền là mục tiêu trung gian cho CSTT. - Về mục tiêu cuối cùng: Từ năm 1993 đến nay, giai đoạn nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mục tiêu cuối cùng của CSTT là duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các công cụ PBoC sử dụng để điều hành CSTT của Trung Quốc đang được chuyển dần từ trực tiếp sang gián tiếp: - Công cụ dự trữ bắt buộc: Trong năm 2015, PBoC đã 4 lần hạ mức dự trữ bắt buộc, đưa mức dự trữ bắt buộc của hầu hết các ngân hàng Trung Quốc từ mức 20% xuống còn 17,5%. Ngày 1/3/2016, PBoC tiếp tục một lần nữa .