Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bản tóm tắt luận án đã tổng hợp hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, xây dựng khung nghiên cứu và nêu bật được nội dung chính của các chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và từ đó đề xuất các chính sách thu hút phù hợp hơn. Đi sâu phân tích, đánh giá những thuận lợi; khó khăn của doanh nghiệp FDI và các đề xuất của doanh nghiệp đối với các cơ quan liên quan thông qua việc khảo sát doanh nghiệp. Dựa trên cơ sở thực tế tại địa phương. Đưa ra các tiêu chí đánh giá về thu hút nguồn vốn FDI thông qua 4 nhóm chỉ tiêu cơ bản. Tổng hợp được những bài học kinh nghiệm rút ra từ các nước trên thế giới và các địa phương về thu hút nguồn vốn FDI làm tăng thêm cho những nhận định và đề xuất các nhóm giải pháp thu hút FDI. Nghiên cứu về tình trạng gây ô nhiễm môi trường, gian lận thuế, chuyển giá trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia. Để tìm hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng xem và tham khảo. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐẶNG VINH ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển Mã số : 62.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Đà Nẵng, 2018 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Nhƣ Liêm GS. TS. Lê Thế Giới Phản biện 1: GS.TSKH. Lê Du Phong Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát Phản biện 3: TS. Nguyễn Phú Thái Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Đại học Đà Nẵng vào ngày 30 tháng 03 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Trung tâm thông tin học liệu – Đại học Đà Nẵng - Thư viện Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Trong điều kiện nước ta nền kinh tế có điểm xuất phát thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao và chưa vững chắc, để thực hiện mục tiêu KT- XH đề ra, thì ngoài việc phải huy động nguồn vốn trong nước, coi nguồn vốn trong nước có vai trò quyết định, cần phải tranh thủ tối đa lợi thế của các nguồn vốn thế giới, coi các nguồn lực nước ngoài là quan trọng. Trong các nguồn lực bên ngoài thì FDI là một bộ phận không thể thiếu được. Trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, tùy theo tình hình KT-XH và điều kiện phát triển của mỗi nước mà FDI chiếm một vị trí quan trọng tương ứng. Đối với nước ta nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng, FDI là một bộ phận không thể thiếu được trong tổng vốn đầu tư phát triển KT-XH. Nó là điều kiện quan trọng để khai thác và phát triển các nguồn lực trong nước. Tuy nhiên, những năm gần đây, môi trường đầu tư ở nước ta nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng trở nên kém hấp dẫn, tổng nguồn vốn đăng ký đầu tư vào thành phố tính đến năm 2016 còn rất khiêm tốn so với cơ hội, tiềm năng của thành phố, với khoảng 3,2 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng trên 27,7% và đứng thứ 20 so với cả nước.Với ý nghĩa đó, tác giả đã chọn: “Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại thành phố Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến