Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết Đánh giá tiềm năng sử dụng phụ phẩm ngành rượu cồn để sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam trình bày: Sản lượng ngành chăn nuôi của nước ta tương đối cao so với các nước trong khu vực, ước đạt 4,6 triệu tấn thịt/năm. Khó khăn chính của ngành là giá thức ăn chăn nuôi hiện quả cao do phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu,. . | J. Sci. & Devel. 2016, Vol. 14, No. 1: 36-45 Tạp chí Khoa học và Phát triển 2016, tập 14, số 1: 36-45 www.vnua.edu.vn ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SỬ DỤNG PHỤ PHẨM NGÀNH RƯỢU CỒN ĐỂ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI TẠI VIỆT NAM Từ Việt Phú1*, Phạm Kim Đăng2, Nguyễn Công Oánh3, Chu Kỳ Sơn1 1 Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 2 Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 3 Trung tâm Nghiên cứu liên ngành và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Email*: tuvietphu@gmail.com Ngày gửi bài: 21.10.2015 Ngày chấp nhận: 28.12.2015 TÓM TẮT Sản lượng ngành chăn nuôi của nước ta tương đối cao so với các nước trong khu vực, ước đạt 4,6 triệu tấn thịt/năm. Khó khăn chính của ngành là giá thức ăn chăn nuôi hiện quả cao do phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu (chiếm 65-70% nguyên liệu thức ăn chăn nuôi). Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất thức ăn gia súc năm 2013 ước đạt 4,1 tỉ USD. Trên thế giới, phụ phẩm ngành công nghiệp rượu cồn đã được nghiên cứu và chế biến thành một trong những nguyên liệu chính (bã rượu khô) để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Trong khi đó ở nước ta, phụ phẩm của ngành công nghiệp chế biến rượu cồn thực phẩm, cồn nhiên liệu và phụ phẩm từ sản xuất rượu thủ công vẫn được sử dụng dưới dạng thô trong chăn nuôi hay được sử dụng với những mục đích khác có hiệu quả kinh tế không cao. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá tiềm năng của việc sử dụng phụ phẩm ngành sản xuất rượu cồn công nghiệp, rượu truyền thống làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đồng thời làm gia tăng giá trị nguồn phụ phẩm này. Phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu là Phân tích chuỗi giá trị (VCA) và Phân tích SWOT. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra được các chuỗi giá trị khác nhau của ngành sản xuất rượu cồn công nghiệp và sản xuất rượu truyền thống, khác nhau từ nguyên liệu sản xuất tới thành phẩm, cũng như cơ hội cho việc sử dụng các phụ phẩm của ngành để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Kết quả cũng chỉ ra .